TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 6515 : 1999
ISO 4007 : 1977
PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ MẮT CÁ NHÂN – THUẬT NGỮ
Personal eye-protectors – Vocabulary
Lời nói đầu
TCVN 6515 : 1999 tương đương với ISO 4007 : 1977 với các thay đổi biên tập cho phép;
TCVN 6515 : 1999 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 94 “Phương tiện bảo vệ cá nhân” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành;
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ MẮT CÁ NHÂN – THUẬT NGỮ
Personal eye-protectors – Vocabulary
- Phạm vi và lĩnh vực áp dụng
Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ chủ yếu dùng trong lĩnh vực phương tiện bảo vệ mắt cá nhân.
Những thuật ngữ này và định nghĩa của chúng đều phù hợp với TCVN 6398-6 : 1999 (ISO 31-6 : 1992) và công bố CIE/17.
Trong bảng của phần Phụ lục còn nêu rõ sự phân bố năng lượng theo phổ của bức xạ mặt trời (trong phổ hồng ngoại)
- Tiêu chuẩn trích dẫn
TCVN 6398-6 : 1999 (ISO 31-6 : 1992) Đại lượng và đơn vị – Phần 6: ánh sáng và bức xạ điện từ liên quan. Công bố CIE/17 Thuật ngữ quốc tế về chiếu sáng
- Thuật ngữ và định nghĩa
3.1. Phương tiện bảo vệ mắt (eye-protector)
Bất kỳ dạng thiết bị bảo vệ nào che ít nhất là khu vực mắt.
3.2. Mắt kính (ocular)
Phần trong suốt của phương tiện bảo vệ mắt qua đó người đeo nhìn được (thí dụ thấu kính, tấm che, tấm chắn).
3.3. Kính cong (meniscus)
Mắt kính có hai mặt cầu, một mặt lồi, một mặt lõm. Mắt kính này thường được chế tạo bằng cách mài quang học hoặc gia công chính xác một mẫu đúc vật liệu quang học.
3.4. Mặt chắn (face-shield)
Phương tiện bảo vệ mắt che kín toàn bộ hoặc một phần quan trọng của mặt.
3.5. Kính có gọng (spectacle)
Phương tiện bảo vệ mắt mà các mắt kính được lắp vào một cái khung có gọng (có hoặc không có tấm chắn bên).
3.6. Kính không gọng (goggle)
Phương tiện bảo vệ mắt có một hoặc hai mắt kính che phần mắt (kính loại này thường được đeo bằng một dải băng quàng ra sau đầu).
3.7. Kính lọc (filter)
Mắt kính có tác dụng làm giảm cường độ các bức xạ chiếu tới.
3.8. Độ truyền qua phổ (spectral transmittance)
Tỷ số giữa thông lượng bức xạ phổ truyền qua và thông lượng bức xạ chiếu tới:
3.9. Độ truyền ánh sáng (luminous transmittance)
Tỷ số giữa quang thông truyền qua kính lọc và quang thông tới. Để tính toán, phải đưa vào hiệu suất sáng phổ tương đối V(l):
3.10. Độ truyền trong phổ hồng ngoại (transmittance in infra-red spectrum)
- a) Đối với các kính lọc hàn và kính lọc tia hồng ngoại (IR), các yêu cầu về độ truyền được quy định cho hai phạm vi bước sóng:
Hồng ngoại gần (NIR): từ 780 nm đến 1 300 nm;
Hồng ngoại trung bình (MIR) : từ 1 300 nm đến 2 000 nm.
Độ truyền trung bình được xác định bằng các công thức:
- b) Độ truyền TSIR thu được bằng cách tích phân, lấy cơ sở là sự phân bố năng lượng theo phổ của bức xạ mặt trời trong các giới hạn 780 nm và 2 000 nm.
Các giá trị của El ghi trong Phụ lục.
3.11. Độ râm (shade number)
Được xác định bằng công thức:
trong đó: TV là độ truyền ánh sáng, định nghĩa ở 3.9.
3.12. Độ khúc xạ; tụ số hay độ tụ (refractive power)
Nghịch đảo của tiêu cự của một hệ quang học. Được biểu thị bằng mét mũ trừ một (m-1).
CHÚ THÍCH Trước đây đơn vị này được gọi là “đi-ốp”.
3.13. Độ loạn thị (astigmatic power)
Giá trị cực đại của hiệu số giữa hai kính tuyến vuông góc với nhau và vuông góc với trục ngắm. Được biểu thị bằng mét mũ trừ một (m-1).
3.14. Độ lăng kính (prismatic power)
Một trăm lần tỷ số giữa độ dịch chuyển biểu kiến của một vật, qua một hệ quang học và khoảng cách tới vật. Đại lượng này không có thứ nguyên.
(Hiệu ứng lăng kính có thể sinh ra hoặc do độ lăng kính của thị kính, hoặc do vị trí của thị kính đối với trục ngắm đúng đắn, hoặc do tổ hợp của cả hai).
CHÚ THÍCH Trước đây, độ lăng kính được biểu thị bằng đi-ốp lăng kính
1 đi-ốp lăng kính = 1 cm/m
3.15. Thuỷ tinh (thuỷ tinh vô cơ) (mineral glass)
Chất liệu thuỷ tinh có nguồn gốc vô cơ.
CHÚ THÍCH – Thuật ngữ “thuỷ tinh” không được dùng cho chất dẻo. Khi đó phải gọi là “thuỷ tinh hữu cơ”
PHỤ LỤC
(Tham khảo)
Sự phân bố năng lượng theo phổ của bức xạ mặt trời (trong phổ hồng ngoại)
Bước sóng
|
Độ rọi năng lượng theo phổ (năng lượng trên một đơn vị diện tích và trên bước sóng) El |
Bước sóng
l |
Độ rọi năng lượng theo phổ
(năng lượng trên một đơn vị diện tích và trên bước sóng) El |
Bước sóng
l |
Độ rọi năng lượng theo phổ
(năng lượng trên một đơn vị diện tích và trên bước sóng) El |
nm | MW/m3 | nm | MW/m3 | nm | MW/m3 |
780 790 800 810 820 830 840 850 860 870 880 890 900 910 920 930 940 950 960 970 980 990 1 000 1 010 1 020 1 030 1 040 1 050 1 060 1 070 1 080 1 090 1 100 1 110 1 120 1 130 1 140 1 150 1 160 1 170 1 180 1 190 |
907 923 857 698 801 863 858 839 813 798 614 517 480 375 258 169 278 487 584 633 645 643 630 620 610 601 592 551 526 519 512 514 252 126 69,9 98,3 164 216 271 328 346 344 |
1 200
1 210 1 220 1 230 1 240 1 250 1 260 1 270 1 280 1 290 1 300 1 310 1 320 1 330 1 340 1 350 1 360 1 370 1 380 1 390 1 400 1 410 1 420 1 430 1 440 1 450 1 460 1 470 1 480 1 490 1 500 1 510 1 520 1 530 1 540 1 550 1 560 1 570 1 580 1 590 1 600 1 610 1 620 1 630 1 640 |
373
402 431 420 387 328 311 381 382 346 264 208 168 115 58,1 18,1 0,660 0 0 0 0 1,91 3,72 7,53 13,7 23,8 30,5 45,1 83,7 128 157 187 209 217 226 221 217 213 209 205 202 198 194 189 184 |
1 650
1 660 1 670 1 680 1 690 1 700 1 710 1 720 1 730 1 740 1 750 1 760 1 770 1 780 1 790 1 800 1 810 1 820 1 830 1 840 1 850 1 860 1 870 1 880 1 890 1 900 1 910 1 920 1 930 1 940 1 950 1 960 1 970 1 980 1 990 2 000 |
173
163 159 145 139 132 124 115 105 97,1 80,2 58,9 38,8 18,4 5,70 0,920 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0,705 2,34 3,68 5,30 17,7 31,7 37,7 22,6 1,58 2,66 |