Tiêu chuẩn TCVN, quy chuẩn QCVN về phương tiện bảo hộ lao động cá nhân PPE

Phương tiện bảo hộ lao động cá nhân – PPE là gì?

Phương tiện bảo hộ lao động cá nhân (PPE) là những dụng cụ, phương tiện cần thiết người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.

Phương tiện bảo hộ cá nhân -PPE
Phương tiện bảo hộ cá nhân -PPE

Phương tiện bảo hộ lao động cá nhân là phương tiện không thể thiếu đối với người lao động. Đây là phương pháp hiệu quả nhằm ngăn ngừa nguy hiểm, độc hại trong môi trường làm việc. Đồng thời, đây cũng là cách cải thiện, nâng cao điều kiện lao động, phát triển về con người và tăng năng suất lao động, hoàn thành đúng tiến độ.

Tại sao cần được trang bị phương tiện bảo hộ lao động cá nhân?  

Phương tiện bảo hộ lao động cá nhân (PPE) là những vật dụng được sử dụng để bảo vệ người lao động khỏi các nguy cơ tai nạn và bệnh nghề nghiệp trong quá trình làm việc. Việc trang bị đầy đủ và sử dụng đúng cách PPE là vô cùng quan trọng bởi những lý do sau:

  • Bảo vệ sức khỏe và tính mạng: PPE giúp bảo vệ người lao động khỏi các tác nhân nguy hiểm như bụi bẩn, hóa chất, tiếng ồn, bức xạ, … Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động như ngã, va đập, cắt, đâm, bỏng, …
  • Nâng cao năng suất lao động: Khi được bảo vệ an toàn, người lao động sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn trong công việc, từ đó nâng cao hiệu quả và năng suất lao động. Giảm thiểu thời gian nghỉ ốm do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Tầm quan trọng của phương tiện bảo hộ cá nhân -PPE
Tầm quan trọng của phương tiện bảo hộ cá nhân -PPE
  • Tuân thủ pháp luật: Theo quy định của pháp luật lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị PPE cho người lao động làm việc trong các điều kiện nguy hiểm, có hại cho sức khỏe. Người lao động có quyền từ chối làm việc nếu không được trang bị đầy đủ và đúng cách PPE.
  • Thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp: Việc trang bị đầy đủ PPE cho người lao động thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến sức khỏe và an toàn của người lao động.
  • Tiết kiệm chi phí: So với chi phí điều trị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chi phí trang bị và sử dụng PPE rẻ hơn rất nhiều. giúp doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại do gián đoạn sản xuất do tai nạn lao động.
Trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân -PPE
Trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân -PPE

Các tiêu chuẩn TCVN, QCVN về các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân

Tính đến nay, trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) có 115 tiêu chuẩn về phương tiện bảo vệ cá nhân áp dụng cho trang phục bảo vệ, phương tiện bảo vệ mắt, phương tiện bảo vệ chân, phương tiện bảo vệ người cứu hỏa, phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp. 

 

STT

SỐ HIỆU

TÊN TIÊU CHUẨN

TÍNH HIỆU LỰC

A – TIÊU CHUẨN CHUNG

1 Thông tư 04/2014/ TT BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân Còn hiệu lực
2 TCVN 5111:1990 Xác định khả năng làm việc của người khi sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Phương pháp sinh lý. Còn hiệu lực
3 TCVN 7546:2005 Phương tiện bảo vệ cá nhân. Phân loại các yếu tố nguy hiểm và có hại Còn hiệu lực
4 TCVN 7547:2005 Phương tiện bảo vệ cá nhân. Phân loại. Còn hiệu lực
TCVN 2291:1978 Phương tiện bảo vệ người lao động – Phân loại  Còn hiệu lực

I – PTBV ĐẦU

 
1 QCVN 06:2012 BLDTBXH Mũ an toàn công nghiệp. Còn hiệu lực
2 TCVN 2603:1987 Mũ bảo hộ lao động cho công nhân mỏ hầm lò. Còn hiệu lực
3 TCVN 5756:2001 Mũ bảo vệ cho người đi môtô và xe máy. Còn hiệu lực
4 TCVN 6407:1998

(ISO 3873:1997)

Mũ an toàn công nghiệp. Còn hiệu lực
       
                                                                       II – PTBV TAI  
1 QCVN 24:2016/BYT Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc Chưa xác định
2 QCVN 

80: 2014/BGTVT

Kiểm soát tiếng ồn trên tàu biển Còn hiệu lực
3 TCVN 9799:2013

(ISO 9612:2009)

Xác định mức tiếp xúc tiếng ồn nghề nghiệp – Phương pháp kỹ thuật Cỏn hiệu lực
4 TCVN 9800-2:2013

(ISO 4869-2:1994)

Áp suất âm – Tính áp suất âm khi đeo PTBV tai Còn hiệu lực
       

                                                                  III – PTBV MẮT

 
1 TCVN 3154:1979 Phương tiện bảo vệ cá nhân. Phương pháp xác định thị trường (trường nhìn). Còn hiệu lực
2 TCVN 3579:1981 Kính bảo hộ lao động. Mắt kính không màu. Còn hiệu lực
3 TCVN 3580:1981 Kính bảo hộ lao động. Cái lọc sáng bảo vệ mắt. Còn hiệu lực
4 TCVN 3581:1981 Kính bảo hộ lao động. Yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp thử. Còn hiệu lực
5 TCVN 4498:1988 Phương tiện bảo vệ tập thể chống bức xạ ion hóa. Yêu cầu kỹ thuật chung. Cỏn hiệu lực
6 TCVN 5039:1990

(ISO 4851: 1979)

Phương tiện bảo vệ mắt. Cái lọc tia cực tím. Yêu cầu sử dụng và truyền quang. Còn hiệu lực
7 TCVN 5082:1990

(ISO 4849-1981)

Phương tiện bảo vệ mắt. Yêu cầu kỹ thuật. Còn hiệu lực
8 TCVN 5083:1990

(ISO 4850: 1989)

Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng cho hàn và các kỹ thuật liên quan. Cái lọc sáng. Yêu cầu sử dụng và truyền quang. Còn hiệu lực
9 TCVN 6515:1999

(ISO  4007: 1977)

Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân. Thuật ngữ. Còn hiệu lực
10 TCVN 6516:1999

(ISO 4854:1981)

Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân. Phương pháp thử nghiệm quang học. Còn hiệu lực
11 TCVN 6517:1999

(ISO 4855: 1981)

Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân. Phương pháp thử nghiệm phi quang học. Còn hiệu lực
12 TCVN 6518:1999

(ISO 4852:1978)

Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân. Kính lọc tia hồng ngoại. Yêu cầu sử dụng và truyền xạ. Còn hiệu lực
13 TCVN 6519:1999

(ISO 6161:1981)

Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân. Kính lọc và kính bảo vệ mắt chống bức xạ laze. Còn hiệu lực
14 TCVN 6520: 1999

(ISO 4856: 1982)

Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân. Bảng khái quát các yêu cầu đối với mắt kính và phương tiện bảo vệ mắt. Còn hiệu lực
15 TCVN 2609:1978 Kính bảo hộ lao động – Phân loại  Còn hiệu lực
                                                             IV – PTBV HÔ HẤP  
1 QCVN 08:2012

BLĐTBXH

Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – Bộ lọc bụi Còn hiệu lực
2 QCVN 10:2012 BLĐTBXH An toàn đối với các Bộ lọc dùng trong các mặt nạ và bán mặt nạ phòng độc Còn hiệu lực
3 TCVN 3740:1982 Mặt nạ và bán mặt nạ lọc độc công nghiệp. Hộp lọc. Phương pháp xác định thời gian có tác dụng bảo vệ của hộp lọc đối với các chất độc dạng hơi. Còn hiệu lực
4 TCVN 3741:1982 Mặt nạ và bán mặt nạ lọc độc công nghiệp. Hộp lọc. Phương pháp xác định thời gian có tác dụng bảo vệ của hộp lọc đối với các chất độc dạng khí. Còn hiệu lực
5 TCVN 3742:1982 Mặt nạ và bán mặt nạ lọc độc công nghiệp. Hộp lọc. Phương pháp xác định thời gian có tác dụng bảo vệ của hộp lọc đối với cacbon oxit. Còn hiệu lực
6 TCVN 7312:2003 Phương tiện cá nhân bảo vệ cơ quan hô hấp – khẩu trang có tấm lọc bụi. Còn hiệu lực
7 TCVN 7313:2003 Phương tiện cá nhân bảo vệ cơ quan hô hấp – chụp định hình lọc bụi. Còn hiệu lực
8 TCVN 7314:2003 Phương tiện cá nhân bảo vệ cơ quan hô hấp – chụp nhựa lọc bụi. Còn hiệu lực
9 TCVN 8389-1:2010 Khẩu trang y tế – Phần 1: Khẩu trang y tế thông thường Còn hiệu lực
10 TCVN 8389-2:2010 Khẩu trang y tế – Phần 2: Khẩu trang y tế phòng nhiễm khuẩn Cỏn hiệu lực
11 TCVN 8389-3:2010 Khẩu trang y tế – Phần 3: Khẩu trang y tế phòng độc hóa chất Còn hiệu lực
                                                             V – PTBV THÂN THỂ  
1 TCVN 1599:1974 Quần áo bảo hộ lao động dùng cho nam công nhân luyện kim. Hết hiệu lực
2 TCVN 2604:1978 Quần áo bảo hộ lao động mặt ngoài cho nam công nhân thăm dò và khai thác dầu khí. Yêu cầu kỹ thuật. Còn hiệu lực
3 TCVN 2605:1978 Quần áo bảo hộ lao động cho nam công nhân thăm dò và khai thác dầu khí. Yêu cầu kỹ thuật. Còn hiệu lực
4 TCVN 2607:1978 Quần áo bảo hộ lao động. Phân loại. Hết hiệu lực
5 TCVN 2610:1978 Quần áo bảo hộ lao động. Danh mục các chỉ tiêu chất lượng. Hết hiệu lực
6 TCVN 4742:1989 Quần áo bảo hộ lao động dùng cho công nhân đi lô cao su. Còn hiệu lực
7 TCVN 5782:2009 Trang phục – Hệ thống cỡ số tiêu chuẩn quần áo Còn hiệu lực
8 TCVN 6689:2000

(ISO 13688: 1998)

Quần áo bảo vệ. Yêu cầu chung. Còn hiệu lực
9 TCVN 6690:2007

(ISO/TR 2801:2007)

Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa. Kiến nghị chung về lựa chọn, bảo quản và sử dụng quần áo bảo vệ. Còn hiệu lực
10 TCVN 6691:2007

(ISO 6530:2005)

Quần áo bảo vệ. Quần áo chống hóa chất lỏng. Xác định độ chống thấm của vật liệu đối với chất lỏng. Còn hiệu lực
11 TCVN 6692:2007

(ISO 13994 :2005)

Quần áo bảo vệ. Quần áo chống hóa chất lỏng. Xác định độ chống thấm chất lỏng dưới áp suất của vật liệu làm quần áo bảo vệ Còn hiệu lực
12 TCVN 6693:2000

(ISO 9150: 1988)

Quần áo bảo vệ. Xác định diễn thái của vật liệu khi các giọt nhỏ kim loại nóng chảy bắn vào. Còn hiệu lực
13 TCVN 6694:2010

(ISO 9185:2007)

Quần áo bảo vệ. Đánh giá khả năng của vật liệu chống kim loạI nóng chảy văng bắn Còn hiệu lực
14 TCVN 6875:2010

(ISO 11612: 2008)

Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa. Phương pháp thử và yêu cầu tính năng của quần áo chống nhiệt. Còn hiệu lực
15 TCVN 6876:2001

(ISO 12127: 1996)

Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa. Xác định độ truyền nhiệt tiếp xúc qua quần áo bảo vệ hoặc vật liệu cầu thành. Hết hiệu lực
16 TCVN 6877:2001

(ISO 9151: 1995)

Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa. Xác định độ truyền nhiệt khi tiếp xúc với lửa. Còn hiệu lực
17 TCVN 6878:2007

(ISO 6942: 2002)

Quần áo bảo vệ chống nóng và cháy. Đánh giá đặc tính của vật liệu và cụm vật liệu khi tiếp xúc với nguồn bức xạ nhiệt. Còn hiệu lực
18 TCVN 6880:2001

(ISO 8194: 1987)

Quần áo bảo vệ chống phóng xạ. Quần áo bảo vệ chống nhiễm xạ. Thiết kế, lựa chọn, thử nghiệm và sử dụng. Còn hiệu lực
19 TCVN 6881:2007

(ISO 6529:2001)

Quần áo chống hóa chất lỏng. Xác định khả năng chống thẩm thấu chất lỏng của vật liệu không thấm khí. Còn hiệu lực
20 TCVN 7205:2002

(ISO 15025 :2000)

Quần áo bảo vệ chống nóng và chống cháy. Phương pháp thử lan truyền cháy có giới hạn. Còn hiệu lực
21 TCVN 7206:2002

(ISO 17493 :2000)

Quần áo và thiết bị bảo vệ chống nóng. Phương pháp thử độ bền nhiệt đối lưu sử dụng lò tuần hoàn dòng khí nóng. Còn hiệu lực
22 TCVN 7617:2007

(ISO 15384 :2003)

Quần áo bảo vệ cho nhân viên chữa cháy. Phương pháp thử trong phòng thí nghiệm và yêu cầu tính năng cho quần áo chữa cháy ngoài trời. Còn hiệu lực
23 TCVN 7618:2007

(ISO 15538:2001)

Quần áo bảo vệ cho nhân viên chữa cháy. Phương pháp thử trong phòng thí nghiệm và yêu cầu tính năng cho quần áo bảo vệ có bề mặt ngoài phản xạ. Còn hiệu lực
24 TCVN 9544:2013

(ISO 13995:2000)

Phương pháp xác định độ bền đâm xuyên và xé động của vật liệu làm trang phục bảo vệ Còn hiệu lực
25 TCVN 9545:2013

(ISO 13996:1999)

Trang phục – Xác định độ bền đâm xuyên Còn hiệu lực
26 TCVN 9546:2013

(ISO 13997:1999)

Trang phục – Xác định độ bền cắt bởi các vật sắc Còn hiệu lực
27 TCVN 9547:2013

(ISO 22608 :2004)

Trang phục bảo vệ chống hóa chất lỏng – Phép đo mức độ không thấm, mức độ lưu lại, và mức độ thấm qua của các chế phẩm thuốc trừ sâu lỏng qua vật liệu làm trang phục bảo vệ Còn hiệu lực
       
                                                             VI – PTBV TAY  
1 QCVN 24:2014 BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với găng tay cách điện Còn hiệu lực
2 TCVN 1841:1976 Bao tay bảo hộ lao động bằng da, giả da và bạt. Còn hiệu lực
3 TCVN 2606:1978 Phương tiện bảo vệ tay. Phân loại. Còn hiệu lực
4 TCVN 8084:2009

(IEC 60903 :2002)

Làm việc có điện – Găng tay bằng vật liệu cách điện. Còn hiệu lực
5 TCVN 7616:2007

(ISO 15383 :2001)

Găng tay bảo vệ cho nhân viên chữa cháy. Phương pháp thử trong phòng thí nghiệm và yêu cầu tính năng. Còn hiệu lực
6 TCVN 8838-1:2011

(ISO 13999-1:1999)

Phần 1: Găng tay và bao bảo vệ cánh tay làm bằng lưới kim loại (Găng tay chống cắt) Còn hiệu lực
7 TCVN 8838-2:2011

(ISO 13999-2:2003)

Phần 2: Găng tay và bảo vệ cánh tay làm bằng vật liệu không phải là lưới kim loại Còn hiệu lực
8 TCVN 8838-3:2011

(ISO 13999-3:2002)

Phần 3: Phép thử va đập cắt đối với vải, da và các vật liệu khác Còn hiệu lực
                                                                    VII – PTBV CHÂN  
1 TCVN 2608:1978 Giày bảo hộ lao động bằng da và vải. Phân loại. Hết hiệu lực
2 TCVN 4357:1986 Giày bảo hộ lao động cho công nhân đi lô cao su. Còn hiệu lực
3 TCVN 5588:1991 Ủng cách điện. Hết hiệu lực
4 QCVN 15 – 2013 BLĐTBXH An toàn lao động đối với giày hoặc ủng cách điện. Còn hiệu lực
5 TCVN 6408:1998

(ISO 2023:1994)

Giày, ủng cao su, ủng công nghiệp bằng cao su lưu hóa có lót. Yêu cầu kỹ thuật. Còn hiệu lực
6 TCVN 6409:1998

(ISO 2024:1981)

Giày, ủng cao su. Giày, ủng cao su dẫn điện có lót. Yêu cầu kỹ thuật. Còn hiệu lực
7 TCVN 6410:1998

(ISO 2251:1991)

Giày, ủng cao su. Giày, ủng cao su chống tĩnh điện có lót. Yêu cầu kỹ thuật. Còn hiệu lực
8 TCVN 6411:1998

(ISO 4643:1992)

Giày ủng bằng chất dẻo đúc. Ủng polyvinyl clorua có lót hoặc không có lót dùng chung trong công nghiệp. Yêu cầu kỹ thuật. Còn hiệu lực
9 TCVN 6412: 2009

(ISO 13287:2006)

Giày ủng chuyên dụng. Xác định khả năng chống trượt. Còn hiệu lực
10 TCVN 7280:2003

(ISO 6110:1992)

Giày ủng bằng chất dẻo đúc – ủng công nghiệp bằng poly(vinyl clorua) có lót hoặc không có lót chống hoá chất- Yêu cầu kỹ thuật. Còn hiệu lực
11 TCVN 7281:2003

(ISO 6112:1992)

Giày ủng bằng chất dẻo đúc – ủng công nghiệp bằng poly(vinyl clorua) có lót hoặc không có lót chống mỡ động vật và dầu thực vật- Yêu cầu kỹ thuật. Còn hiệu lực
12 TCVN 7544:2005 Giầy, ủng cao su – Ủng bằng cao su lưu hóa chống axit, kiềm Còn hiệu lực
13 TCVN 7545:2005 Giầy, ủng cao su – Ủng bằng cao su lưu hóa chống xăng, dầu, mỡ Còn hiệu lực
14 TCVN 7651:2007

(ISO 20344:2004)

Phương tiện bảo vệ cá nhân. Phương pháp thử giày ủng Còn hiệu lực
15 TCVN 7652:2007

(ISO 20345:2004)

Phương tiện bảo vệ cá nhân. Giày ủng an toàn. Còn hiệu lực
16 TCVN 7653:2007

(ISO 20346:2004)

Phương tiện bảo vệ cá nhân. Giày ủng bảo vệ. Còn hiệu lực
17 TCVN 7654:2007

(ISO 20347:2004)

Phương tiện bảo vệ cá nhân. Giày ủng lao động chuyên dụng. Còn hiệu lực
18 TCVN 8196:2009

(ISO 5423:1992)

Giày ủng bằng chất dẻo đúc – Yêu cầu kỹ thuật cho ủng polyuretan có lót hoặc không có lót dùng trong công nghiệp Còn hiệu lực
19 TCVN 8197:2009

(ISO 17249:2004)

Giày ủng an toàn có độ bền cắt với cưa xích Còn hiệu lực
       
                                                        VIII – PTBV TRÊN CAO  
1 QCVN 23:2014 BLDTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hệ thống chống rơi ngã cá nhân Còn hiệu lực
2 TCVN 7802-1:2007

(ISO 10333 – 1 : 2000)

Hệ thống chống rơi ngã cá nhân. Phần 1: Dây đỡ cả người. Còn hiệu lực
3 TCVN 7802-2:2007

(ISO 10333-2 :2000)

Hệ thống chống rơi ngã cá nhân. Phần 2: Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng. Còn hiệu lực
4 TCVN 7802-3:2007

(ISO 10333-3 :2000)

Hệ thống chống rơi ngã cá nhân. Phần 3: Dây cứu sinh tự co. Còn hiệu lực
5 TCVN 7802-4:2008

(ISO 10333 – 4 : 2002)

Hệ thống chống rơi ngã cá nhân. Phần 4: Đường ray thẳng đứng và dây cứu sinh thẳng đứng kết hợp với bộ hãm rơi ngã kiểu trượt. Còn hiệu lực
6 TCVN 7802-5:2008

(ISO 10333 – 5 : 2001)

Hệ thống chống rơi ngã cá nhân. Phần 5: Các bộ phận nối có cổng tự đóng và tự khoá.. Còn hiệu lực
7 TCVN 7802-6:2008

(ISO 10333 – 6 : 2004)

Hệ thống chống rơi ngã cá nhân. Phần 6: Các phép thử tính năng của hệ thống. Còn hiệu lực
8 TCVN 8205:2009

(ISO 14567 : 1999)

Phương tiện chống rơi ngã từ trên cao. Dụng cụ neo một điểm.   Còn hiệu lực
9 TCVN 8206:2009

(ISO 16024 : 2005)

Phương tiện chống rơi ngã từ trên cao – Hệ thống dây cứu sinh ngang đàn hồi Còn hiệu lực
10 TCVN 8207:2009

(ISO 22846-1 : 2003)

Phương tiện chống rơi ngã từ trên cao – Hệ thống dẫn cáp – Phần 1: Nguyên tắc cơ bản của hệ thống làm việc Còn hiệu lực
11 TCVN 8522:2010 Đệm không khí cứu người 20m và 45m Còn hiệu lực
       
                                                              IX – PTBV CỨU SINH  
1 TCVN 7282:2008

QCVN 07:2012 – BCT

Phao áo cứu sinh Còn hiệu lực
2 TCVN 7283:2008

QCVN 05:2012 – BCT

Phao tròn cứu sinh Còn hiệu lực
                                                                  X – PTBV KHÁC  
1 TCVN 4498:1988 Phương tiện bảo vệ tập thể chống bức xạ ion hóa. Yêu cầu kỹ thuật. Còn hiệu lực
2 TCVN 5587:2008

(IEC 60855:1985)

Ống cách điện có chứa bọt và sào cách điện dạng đặc dùng để làm việc khi có điện Còn hiệu lực
3 TCVN 9626:2013

(IEC 61111:2009)

Làm việc có điện – Thảm cách điện Còn hiệu lực
4 TCVN 9627:2013

(IEC 61112:2009)

Làm việc có điện – Chăn cách điện Còn hiệu lực
5 TCVN9628-1-2013

(IEC 60832-1:2010)

Sào cách điện và các cơ cấu lắp kèm – Phần 1: Sào cách điện Còn hiệu lực
6 TCVN9628-2-2013

(IEC 60832-2:2010)

Sào cách điện và các cơ cấu lắp kèm – Phần 2: Cơ cấu lắp kèm Còn hiệu lực
7 TCVN 9629:2013

(IEC 61478:2003)

Làm việc có điện – Thang cách điện Còn hiệu lực

Do vậy, các doanh nghiệp và người lao động cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về tiêu chuẩn TCVN, QCVN về PPE . Việc tuân thủ các tiêu chuẩn TCVN, QCVN về PPE là trách nhiệm của cả người sử dụng lao động và người lao động. Doanh nghiệp có trách nhiệm trang bị đầy đủ và đúng cách PPE cho người lao động, đồng thời hướng dẫn người lao động cách sử dụng PPE đúng cách.