QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ NHỮNG THIẾT BỊ BẢO VỆ ĐƯỜNG HÔ HẤP – BỘ LỌC BỤI
National technical regulation on respiratory protective devices – Particle filters
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn đối với những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – Bộ lọc bụi là bộ phận lọc bụi theo phân loại tại mục 5 Tiêu chuẩn Châu Âu EN 143: 2000 (E) Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp- Bộ lọc bụi- Những yêu cầu, thử nghiệm, ghi nhãn (Respiratory protective devices – Particle filters –Requirements testing, marking).
1.2. Đối tượng áp dụng
1.2.1. Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi.
1.2.2. Các tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này sử dụng các thuật ngữ của các Tiêu chuẩn Châu Âu sau:
1.3.1. EN 132: 1999 Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp- Định nghĩa thuật ngữ của và những biểu đồ – thống kê (Respiratory protective devices- Definition of terms and pictograms).
1.3.2. EN 134: 1998 Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp- Thuật ngữ của các bộ phận (Respiratory protective devices – Nomenclature of components).
Ngoài ra còn bổ sung thêm:
1.3.3. Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi có thể sử dụng lại được: là những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi được thiết kế sử dụng cho nhiều hơn một ca làm việc.
2.1. Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi phải thỏa mãn các yêu cầu được quy định trong Tiêu chuẩn Châu Âu EN 143:2000 (E) Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – Bộ lọc bụi – Những yêu cầu, thử nghiệm, ghi nhãn (Respiratory protective devices –Particle filters –Requirements testing, marking).
2.2. Trong trường hợp Tiêu chuẩn Châu Âu nói trên có sự thay đổi, bổ sung thì thực hiện theo những quy định mới nhất.
3.1. Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi sản xuất trong nước
3.1.1. Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi sản xuất trong nước phải được công bố hợp quy phù hợp với mục 2 của Quy chuẩn này trên cơ sở đánh giá sự phù hợp của tổ chức chứng nhận được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định.
Việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất (Phương thức 3 Phụ lục II của Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
3.1.2. Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi sản xuất trong nước trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy, ghi nhãn theo Tiêu chuẩn Châu Âu EN 143 : 2000 (E) Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp- Bộ lọc bụi- Những yêu cầu, thử nghiệm, ghi nhãn (Respiratory protective devices –Particle filters –Requirements testing, marking). Việc ghi nhãn hàng hóa cần phải theo các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.
3.2. Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi nhập khẩu
3.2.1. Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy phù hợp với các quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này.
3.2.2. Việc chứng nhận hợp quy do tổ chức giám định hoặc tổ chức chứng nhận trong và ngoài nước được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định (hoặc thừa nhận).
3.2.3. Việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa (Phương thức 7 trong «Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy» ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
3.2.4. Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi nhập khẩu trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy, ghi nhãn theo Tiêu chuẩn Châu Âu EN 143 : 2000 (E) Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp- Bộ lọc bụi- Những yêu cầu, thử nghiệm, ghi nhãn (Respiratory protective devices –Particle filters –Requirements, testing, marking). Việc ghi nhãn hàng hóa cần phải theo các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.
3.3. Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi lưu thông trên thị trường
3.3.1. Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi lưu thông trên thị trường phải có dấu hợp quy và đã ghi nhãn theo Tiêu chuẩn Châu Âu EN 143 : 2000 (E) Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp- Bộ lọc bụi- Những yêu cầu, thử nghiệm, ghi nhãn (Respiratory protective devices –Particle filters –Requirements testing, marking). Việc ghi nhãn hàng hóa cần phải theo các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.
3.3.2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiến hành việc kiểm tra chất lượng đối với những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi lưu thông trên thị trường như đối với những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu.
3.4. Quản lý những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi trong quá trình sử dụng.
3.4.1. Lưu giữ và bảo quản những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
3.4.2. Sử dụng những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi đúng mục đích, theo đúng chức năng của từng thiết bị.
3.4.3. Đặc biệt chú ý những cảnh báo có khả năng gây mất an toàn trong quá trình sử dụng. Không sử dụng những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi lần thứ hai nếu nhà sản xuất quy định chỉ sử dụng một lần, không sử dụng những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi đã quá thời gian sử dụng.
4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
4.1. Tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, lưu thông và sử dụng những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn này.
4.2. Quy chuẩn này là căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa các cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa tiến hành việc kiểm tra và cũng là căn cứ để các tổ chức chứng nhận sự phù hợp tiến hành chứng nhận hợp quy cho những thiết bị bảo vệ đường hô hấp – bộ lọc bụi.
5.1. Cục An toàn lao động có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này.
5.2. Các cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương có trách nhiệm, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Quy chuẩn này.
5.3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm kịp thời phản ánh với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết./.