hiệu: | TCVN 9628-2:2013 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Lĩnh vực: An toàn lao động | Trạng thái hiệu lực: | Còn hiệu lực |
Tên tiếng anh: | Live working. Insulating sticks and attachable devices. Part 2: Attachables devices |
Công ty Cổ phần Sotaville mời các bạn xem toàn văn văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9628-2:2013 Sào cách điện và các cơ cấu lắp kèm – Phần 2 Cơ cấu lắp kèm nhé:
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9628-2:2013
IEC 60832-2:2010
LÀM VIỆC CÓ ĐIỆN – SÀO CÁCH ĐIỆN VÀ CÁC CƠ CẤU LẮP KÈM – PHẦN 2: CƠ CẤU LẮP KÈM
Live working – Insulating sticks and attachable devices – Part 2: Attachable devices
Lời nói đầu
TCVN 9628-2:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 9628 (IEC 60832) Làm việc có điện – Sào cách điện và các cơ cấu lắp kèm gồm các phần sau:
TCVN 9628-1:2013 (IEC 60832-1:2010), Phần 1: Sào cách điện
TCVN 9628-2:2013 (IEC 60832-2:2010), Phần 2: Cơ cấu lắp kèm
Mục đích của tiêu chuẩn này nhằm cung cấp các yêu cầu thiết yếu đối với sào cách điện để làm việc có điện và phụ kiện lắp kèm. Mỗi người sử dụng có thể bổ sung thêm các yêu cầu của riêng họ. Ví dụ, người sử dụng có thể đưa thêm các yêu cầu liên quan đến việc sử dụng sào cách điện trong hệ thống lắp đặt điện một chiều hoặc tính năng cơ khí hoặc tính tương thích và tính đổi lẫn với các dụng cụ đã đưa vào vận hành. Trong các trường hợp như vậy, cần lưu ý để duy trì hoặc cải thiện tính năng của sản phẩm.
Tiêu chuẩn này hoàn toàn tương đương với IEC 60832-2. Tiêu chuẩn IEC 60832-2 được biên soạn theo các yêu cầu của IEC 61477.
Các sản phẩm được thiết kế và chế tạo theo tiêu chuẩn này sẽ góp phần vào sự an toàn của người sử dụng với điều kiện được sử dụng bởi những người có kỹ năng, theo các phương pháp an toàn lao động và hướng dẫn sử dụng.
Sản phẩm được đề cập trong tiêu chuẩn này có thể có tác động đến môi trường trong một số hoặc tất cả các giai đoạn của vòng đời của sản phẩm. Các tác động này có thể từ nhẹ đến đáng kể, ngắn hạn hoặc dài hạn, và xuất hiện ở mức toàn cầu, mức khu vực hoặc địa phương.
Ngoại trừ yêu cầu về thải bỏ trong hướng dẫn sử dụng, và các xem xét đặc biệt để lựa chọn chất nhuộm (xem 5.6), tiêu chuẩn này không đưa ra các yêu cầu và quy định thử nghiệm cho nhà chế tạo sản phẩm, hoặc các khuyến cáo cho người sử dụng sản phẩm để cải thiện môi trường. Tuy nhiên, tất cả các bên liên quan trong thiết kế, chế tạo, đóng gói, phân phối, sử dụng, bảo trì, sửa chữa, sử dụng lại, phục hồi và thải bỏ đều nên xem xét khía cạnh tác động đến môi trường.
LÀM VIỆC CÓ ĐIỆN – SÀO CÁCH ĐIỆN VÀ CÁC CƠ CẤU LẮP KÈM – PHẦN 2: CƠ CẤU LẮP KÈM
Live working – Insulating sticks and attachable devices – Part 2: Attachable devices
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu thiết yếu đối với các cơ cấu có thể lắp vào hoặc tháo ra khỏi phụ kiện của sào cách điện để làm việc có điện, sử dụng trong các hệ thống lắp đặt điện xoay chiều.
Sào cách điện được quy định trong TCVN 9628-1 (IEC 60832-1).
Trong tiêu chuẩn này nếu không có quy định nào khác thì thuật ngữ “cơ cấu” có nghĩa là “cơ cấu lắp kèm”.
Sản phẩm được thiết kế và chế tạo theo tiêu chuẩn này góp phần vào sự an toàn của người sử dụng với điều kiện là chúng được sử dụng bởi những người có kỹ năng, theo các phương pháp an toàn lao động và theo hướng dẫn sử dụng.
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 6099-1 (IEC 60060-1), Kỹ thuật thử nghiệm điện áp cao – Phần 1: Định nghĩa chung và yêu cầu thử nghiệm
IEC 60212:1971, Standard conditions for use prior to and during the testing of solid electrical insulating materials (Điều kiện tiêu chuẩn để sử dụng trước và trong thử nghiệm vật liệu cách điện rắn)
IEC 60417, Graphical symbols for use on equipment (Ký hiệu đồ họa sử dụng trên thiết bị)
IEC 61318:2007, Live working – Conformity assessment applicable to tools, devices and equipment (Làm việc có điện – Đánh giá sự phù hợp áp dụng cho dụng cụ, cơ cấu và thiết bị)
IEC 61477, Live working – Minimum requirements for the utilization of tools, devices and equipment (Làm việc có điện – Yêu cầu tối thiểu đối với việc sử dụng dụng cụ, cơ cấu và thiết bị)
3. Thuật ngữ, định nghĩa và ký hiệu
3.1. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong IEC 61318 và các định nghĩa và thuật ngữ sau.
3.1.1. Giá trị danh định (rated value)
Giá trị của một đại lượng được sử dụng cho mục đích quy định kỹ thuật, được thiết lập cho một tập hợp các điều kiện làm việc quy định của linh kiện, cơ cấu, thiết bị hoặc hệ thống.
[IEV 151-16-08]3.1.3. Kiểu cơ cấu (type of device)
Họ các cơ cấu có thiết kế và ứng dụng giống nhau và có kích thước tương tự nhau.
3.2. Ký hiệu
TN mômen danh định do nhà chế tạo đưa ra đối với một cơ cấu cho trước và dùng cho mục đích thử nghiệm
FTN lực kéo danh định do nhà chế tạo đưa ra đối với một cơ cấu cho trước và dùng cho mục đích thử nghiệm
FCN lực nén danh định do nhà chế tạo đưa ra đối với một cơ cấu cho trước và dùng cho mục đích thử nghiệm
FBN lực uốn danh định do nhà chế tạo đưa ra đối với một cơ cấu cho trước và dùng cho mục đích thử nghiệm
4. Yêu cầu
4.1. Yêu cầu chung
Các yêu cầu trong tiêu chuẩn này nhằm để các sản phẩm thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn được thiết kế và chế tạo sao cho góp phần an toàn cho người sử dụng với điều kiện các sản phẩm này được sử dụng bởi những người có kỹ năng trong làm việc có điện, theo phương pháp an toàn lao động và hướng dẫn sử dụng.
Tất cả các bu lông được sử dụng để nối hai bộ phận với nhau phải có độ bền cơ thích hợp và đủ cả về lực kéo và lực cắt cho mục đích này.
Cơ cấu chịu lực kéo hoặc nén khi sử dụng phải được thiết kế sao cho lực này được đặt dọc trục của sào cách điện.
Phương pháp cố định cơ cấu phải đảm bảo rằng cơ cấu không thể bị rời ra một cách ngẫu nhiên trong khi sử dụng.
Phương pháp cố định cơ cấu phải được thiết kế và có kết cấu sao cho góc tạo bởi trục của sào cách điện và cơ cấu lắp với nó có thể điều chỉnh theo các nấc 30°. Hai ví dụ của hệ thống như vậy được thể hiện trong Phụ lục A.
4.2. Yêu cầu về kích thước và yêu cầu về cơ
4.2.1. Yêu cầu về kích thước
Đối với từng kiểu cơ cấu phù hợp với tiêu chuẩn này, nhà chế tạo phải cung cấp bằng văn bản các kích thước và tham số danh định liên quan trực tiếp đến các chức năng cụ thể của cơ cấu.
CHÚ THÍCH 1: Cơ cấu dẫn điện cần được thiết kế nhỏ nhất có thể phù hợp với chức năng đúng của chúng để giảm rủi ro ngắn mạch.
4.2.2. Yêu cầu về cơ
Đối với từng kiểu cơ cấu phù hợp với tiêu chuẩn này, nhà chế tạo phải cung cấp bằng văn bản các giá trị danh định ứng với các đặc tính quy định trong Bảng 1 và Bảng 2.
Bàn chải làm sạch dây dẫn phải có khả năng làm việc lâu bền trong các điều kiện nhiệt độ thấp và cao.
CHÚ THÍCH 1: Thử nghiệm ép nguội và thử nghiệm ép nóng bàn chải được nêu trong 5.6.4.3.
CHÚ THÍCH 2: Nhìn chung, đối với các cơ cấu được thiết kế để sử dụng trong các điều kiện khí quyển không bình thường (nhiệt độ và độ ẩm tương đối rất cao hoặc rất thấp), khách hàng cần trao đổi với nhà chế tạo về sự cần thiết của việc thực hiện các thử nghiệm cơ khắc nghiệt hơn trong các điều kiện thích hợp.
Đối với các cơ cấu dưới đây, chỉ yêu cầu xem xét bằng mắt (xem 5.2), kiểm tra kích thước (xem 5.3) và kiểm tra tính tương thích (xem 5.4):
· Đầu sào dạng kẹp thuận
· Móc dẫn hướng
· Cơ cấu điều chỉnh khớp cầu
· Đầu hai ngạnh cố định
· Bộ lắp đặt cơ cấu giữ (bộ khóa chốt)
· Dẫn hướng bi cách điện
· Búa
· Cơ cấu tháo lắp cầu chảy tự định vị
· Kẹp bắt ren
· Ngắt xoắn ốc
· Cưa tỉa cây
· Tuốc nơ vít
· Cơ cáu đánh bóng dây dẫn
Bảng 1 – Đặc tính cơ của cơ cấu kết thúc có rãnh then (nhà chế tạo có trách nhiệm cung cấp)
Đặc tính |
Kiểu cơ cấu |
|||||
Bộ điều chỉnh sào móc và bộ điều chỉnh đa năng |
Vòng dây định hình |
Đột định vị |
Bàn chải làm sạch dây dẫn |
Chạc giữ |
Chìa vặn |
|
TN |
x |
|
|
|
|
x |
FTN |
x |
|
|
|
|
|
FBN |
|
|
x |
|
x |
|
Đặc tính cụ thể |
|
Độ bền kéo của chốt |
|
Khả năng chịu ép FCN |
|
|
Đặc tính |
Kiểu cơ cấu |
||||||||||
Cơ cấu tháo chốt giữ |
tháo/lắp cơ cấu giữ hoặc bộ lắp cơ cấu giữ |
Lưỡi cắt dây buộc |
Dao xoay |
Vấu xoay |
Kìm điều chỉnh được |
Kìm “chết” |
Chạc cách điện điều chỉnh được |
||||
Kiểu xoắn ốc |
Kiếu có đầu nhọn |
Kiểu bánh lệch tâm |
Kiểu giật ra |
||||||||
TN |
x |
x |
|
|
|
|
|
|
|
|
x |
FTN |
|
|
|
x |
|
|
x |
x |
|
|
|
FBN |
|
|
x Khoảng cách uốn danh định |
|
x |
x |
|
|
x |
x |
x |
Đặc tính cụ thể |
|
|
|
Lực trở về danh định FR |
|
|
|
|
Khả năng xiết chặt |
Khả năng xiết chặt |
Độ bền của trục khớp |
Đặc tính |
Kiểu cơ cấu |
|||||||
Kìm mọi góc |
Cơ cấu giữ chốt |
Đầu chìa vặn uốn được |
Cơ cấu giữ ampe mốt |
Cơ cấu đặt sợi đan chống nhiễu |
Cưa phá |
Dưỡng đo dây dẫn |
Dưỡng đo khe hở |
|
TN |
|
|
x |
x |
|
|
|
|
FTN |
|
|
|
|
|
|
|
x |
FBN |
x |
x |
|
|
x |
x |
|
|
Đặc tính cụ thể |
Khả năng xiết chặt |
|
|
|
|
|
Khả năng chịu biến dạng |
|
Bảng 2 – Đặc tính cơ của cơ cấu sào cách điện dạng móc chữ U
(nhà chế tạo có trách nhiệm cung cấp)
Đặc tính |
Kiểu cơ cấu |
|||||
Bộ gá dạng chữ U |
Bộ gá dạng then có liên kết kéo |
Bộ điều chỉnh dạng móc chữ U |
Phần kéo dài của móc chữ U |
Bộ gá dạng then trục lăn |
Bộ điều chỉnh vít chữ U |
|
FTN |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
4.3. Bảo vệ cơ
Khi cần, các đầu của từng cơ cấu phải có phương tiện thích hợp để bảo vệ cơ, ví dụ như mũ bịt. Cơ cấu bằng kim loại phải được thiết kế cẩn thận để đảm bảo rằng các mép được lượn tròn khi việc lượn tròn này không làm ảnh hưởng đến chức năng của cơ cấu.
4.4. Bảo vệ chống ăn mòn
Các phần kim loại phải được bảo vệ chống ăn mòn bằng thành phần của chúng hoặc bằng cách thực hiện xử lý bề mặt thích hợp.
4.5. Ghi nhãn
Từng cơ cấu phải được ghi nhãn với các nội dung sau:
· tên nhà chế tạo hoặc thương hiệu;
· kiểu tham chiếu;
· năm chế tạo và tháng chế tạo (nếu có thể);
· ký hiệu IEC 60417-5216 (2002-10) – Thích hợp để làm việc có điện; tam giác kép (xem Phụ lục B);
CHÚ THÍCH: Tỷ số chính xác giữa chiều cao của hình vẽ và đáy của tam giác là 1,43. Để thuận tiện, tỷ số này có thể chọn các giá trị từ 1,4 đến 1,5.
· số hiệu tiêu chuẩn TCVN/IEC ngay cạnh ký hiệu (TCVN 9628-2/IEC 60832-2).
Ghi nhãn phải bền, dễ đọc và rõ ràng đối với người nhìn bằng mắt thường hoặc có kính điều chỉnh thị lực nhưng không phóng đại thêm.
Các đặc tính khác hoặc thông tin khác không cần thiết ở vị trí làm việc, ví dụ như năm xuất bản tiêu chuẩn, phải đi kèm với hạng mục sản phẩm theo cách khác, như thông tin mã (mã vạch, vi mạch, v.v…) hoặc phải đi kèm trên bao bì sản phẩm.
4.6. Hướng dẫn sử dụng
Từng cơ cấu phải được cung cấp hướng dẫn sử dụng của nhà chế tạo dưới dạng văn bản để sử dụng và bảo quản.
Hướng dẫn này phải được biên soạn theo các quy định chung cho trong IEC 61477.
Các hướng dẫn này phải gồm, ít nhất là, khuyến cáo đối với tải cơ lớn nhất (xem 4.2.2), làm sạch, bảo quản và vận chuyển, thử nghiệm định kỳ, sửa chữa, nếu có thể, và thải bỏ cơ cấu.
5.1. Yêu cầu chung
Tiêu chuẩn này đưa ra các quy định thử nghiệm để chứng tỏ rằng các sản phẩm phù hợp với các yêu cầu trong Điều 4. Các điều khoản thử nghiệm này chủ yếu để sử dụng làm thử nghiệm điển hình để kiểm tra xác nhận đầu vào thiết kế. Trong trường hợp có liên quan, các biện pháp thay thế (tính toán, kiểm tra, thử nghiệm, v.v…) được quy định trong các điều khoản thử nghiệm đối với các cơ cấu đã hoàn thành giai đoạn sản xuất.
Để chứng tỏ sự phù hợp với tiêu chuẩn này, nhà chế tạo phải chứng tỏ rằng các thử nghiệm điển hình đề cập trong Bảng C.1 và Bảng C.2 đã được thực hiện thành công trên tối thiểu ba cơ cấu của từng kiểu.
Tuy nhiên, nếu số lượng các điểm khác biệt giữa các kiểu cơ cấu khác nhau không nhiều thì các thử nghiệm mà không bị ảnh hưởng bởi các đặc tính khác nhau của cơ cấu có thể được thực hiện trên một kiểu cơ cấu và kết quả có thể được sử dụng cho các kiểu cơ cấu khác.
Các thử nghiệm đề cập trong Bảng C.1 và Bảng C.2 phải được thực hiện theo thứ tự đánh số cụ thể.
Giá trị yêu cầu của các lực cơ học quy định trong Điều 5 phải đạt được bằng cách sử dụng tốc độ tăng tải từ 1 % đến 10 % giá trị lực danh định trong một giây. Các lực phải được đặt với độ chính xác ±5 %.
CHÚ THÍCH: Ví dụ, nếu lực kéo do nhà chế tạo công bố đối với cơ cấu cho trước là FTN = 100 N, tốc độ tăng tải sẽ nằm trong khoảng từ 1 N/s đến 10 N/s và lực đặt vào cơ cấu sẽ nằm trong khoảng từ 95 N đến 105 N.
Các kích thước quy định trong Điều 5 được tính bằng milimét phải được kiểm tra với độ chính xác ±2 %.
Nếu không có quy định khác, nhiệt độ phòng phải là (25 ± 10) °C.
Khi có quy định kiểm tra bằng cách xem xét thì phải hiểu rằng cần kiểm tra bằng cách xem xét bởi người có thị lực bình thường hoặc có kính điều chỉnh thị lực nhưng không phóng đại thêm.
5.2. Kiểm tra bằng cách xem xét
Từng cơ cấu phải được kiểm tra bằng cách xem xét để phát hiện lỗi chế tạo và để kiểm tra việc hoạt động đúng chức năng và phù hợp với các yêu cầu nêu trong 4.3, 4.4 và 4.5, trong trường hợp áp dụng.
5.3. Kiểm tra kích thước
Từng cơ cấu phải được đo để đảm bảo rằng các kích thước của cơ cấu phù hợp với các kích thước danh định của nhà chế tạo.
5.4. Kiểm tra tính tương thích
Phải kiểm tra bằng cách gắn từng hệ thống gá lắp để thấy rằng mỗi kiểu được lắp một cách thích hợp và chắc chắn trên sào cách điện mà cơ cấu này được thiết kế đề lắp cùng.
5.5. Độ bền ghi nhãn
Độ bền của nhãn phải được kiểm tra bằng cách lau toàn bộ nhãn trong ít nhất 1 min bằng miếng vải không có xơ vụn được thấm đẫm nước và sau đó chà xát lên nhãn trong ít nhất 1 min nữa bằng miếng vải không có xơ vụn được thấm đẫm isopropanol (CH3-CH(OH)-CH3).
CHÚ THÍCH 1: Trách nhiệm của người sử dụng lao động là phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý liên quan và các hướng dẫn an toàn cụ thể liên quan đến sử dụng chất isopropanol.
Thử nghiệm phải được coi là đạt nếu nhãn vẫn dễ đọc và các chữ cái không bị mờ.
Bề mặt của cơ cấu có thể thay đổi. Nhãn không được có dấu hiệu bong ra.
CHÚ THÍCH 2: Ghi nhãn bằng cách đúc hoặc khắc không cần thực hiện thử nghiệm này.
5.6. Thử nghiệm cơ và các thử nghiệm cụ thể
5.6.1. Cơ cấu điều chỉnh đa năng và cơ cấu điều chỉnh sào móc
5.6.1.1. Xoắn cơ cấu điều chỉnh
Cơ cấu điều chỉnh phải được lắp vào sào cách điện mà nó được thiết kế để lắp cùng, và cụm lắp ráp này được lắp vào phần thử nghiệm thể hiện trên Hình 1. Vít có tai phải được xiết chặt với mô men 3 N×m.
CHÚ DẪN
1 phần thử nghiệm
2 đầu của sào móc
3 hướng kéo/trục xoắn
4 cơ cấu điều chỉnh
Hình 1 – Bố trí thử nghiệm đối với cơ cấu điều chỉnh sào móc – Xoắn và kéo cơ cấu điều chỉnh
Mô men xoắn phải được đặt quanh trục của sào có tay cầm đa năng hoặc sào móc và được tăng dần đến giá trị 1,25 TN và sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có dấu hiệu hư hại nhìn thấy được trong quá trình xem xét bằng mắt sau thử nghiệm.
Đặt lại lực kéo một lần nữa theo cách tương tự như trên, sử dụng giá trị lực kéo lớn nhất 2,5 FN và sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ nhìn thấy được trong quá trình xem xét bằng mắt sau thử nghiệm.
5.6.1.2. Kéo cơ cấu điều chỉnh
Cơ cấu điều chỉnh phải được lắp vào sào cách điện mà nó được thiết kế để lắp cùng, và cụm lắp ráp này được lắp vào phần thử nghiệm thể hiện trên Hình 1. Vít có tai phải được xiết chặt với mô men 3 N×m.
Lực kéo phải được đặt vào dọc trục của sào có tay cầm đa năng hoặc sào mốc có thể thụt vào và được tăng dần đến giá trị 1,25 FN và sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có dấu hiệu hư hại nhìn thấy được trong quá trình xem xét bằng mắt sau thử nghiệm.
Đặt lại lực kéo một lần nữa theo cách tương tự như trên sử dụng giá trị lực kéo lớn nhất 2,5 FN và sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ nhìn thấy được trong quá trình xem xét bằng mắt sau thử nghiệm.
5.6.1.3. Xoắn vít có tai
Cơ cấu điều chỉnh phải được lắp vào phần thử nghiệm (xem Hình 2).
CHÚ DẪN
1 Cơ cấu điều chỉnh lắp cố định
2 đầu bịt để thử nghiệm
3 phụ kiện đầu sào đa năng để kẹp
4 mỏ cặp
Hình 2 – Cơ cấu điều chỉnh đa năng và cơ cấu điều chỉnh sào móc – Xoắn vít có tai
Mô men xoắn phải được đặt vào vít có tai với giá trị 1,25 lần mô men danh định 3 N×m và sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có dấu hiệu hư hại quan sát được sau thử nghiệm.
Đặt lại mô men một lần nữa theo cách tương tự như trên, sử dụng giá trị mô men lớn nhất bằng 2,5 lần mô men danh định 3 N×m và sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ nhìn thấy được trong quá trình xem xét bằng mắt sau thử nghiệm.
5.6.2. Vòng dây định hình – Kéo chốt hạn vị
Vòng dây phải được cố định bằng hệ thống gá lắp (ví dụ trên sào có tay cầm đa năng).
Đặt lực kéo lên chốt hạn vị và tăng dần (xem Hình 3) đến giá trị 1,25 lần độ bền kéo của chốt hạn vị do nhà chế tạo cung cấp, và sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
CHÚ DẪN
1 chốt hạn vị
2 cơ cấu đỡ
Hình 3 – Vòng dây định hình – Kéo chốt hạn vị
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có dấu hiệu hư hại quan sát được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
Đặt lại lực kéo một lần nữa theo cách tương tự như trên, sử dụng giá trị lực kéo lớn nhất bằng 2,5 lần độ bền kéo của chốt hạn vị do nhà chế tạo cung cấp, và sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ nhìn thấy được trong quá trình xem xét bằng mắt sau thử nghiệm.
5.6.3. Đột định vị – Thử nghiệm uốn
Đột định vị được đặt trong thiết bị thử nghiệm như thể hiện trên Hình 4.
Hình 4 – Đột định vị – Thử nghiệm uốn
Lực uốn được đặt và tăng dần dọc theo trục của hệ thống gá lắp đến giá trị 1,25 FBN và sau được duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có dấu hiệu hư hại quan sát được trong quá trình xem xét bằng mắt sau thử nghiệm.
Lực uốn được đặt lại một lần nữa theo cách tương tự như trên, sử dụng giá trị lực uốn lớn nhất bằng 2,5 FBN và sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ quan sát được trong quá trình xem xét bằng mắt sau thử nghiệm.
5.6.4. Bàn chải làm sạch dây dẫn – Kiểu nửa ống
5.6.4.1. Thử nghiệm độ bền mỏi
Bàn chải được lắp trên một cơ cấu để cho phép đặt lên bàn chải một chuyển động thẳng dưới một lực ép quy định.
Lực ép phải được chọn sao cho đoạn ép các sợi bàn chải trên thanh thép đường kính 20 mm bằng 10 % chiều dài của chúng (xem Hình 5).
CHÚ DẪN
1 đoạn ép
2 thanh kim loại
3 hành trình 100 mm
Hình 5 – Bàn chải làm sạch dây dẫn – Thử nghiệm độ bền mỏi trên bàn chải kiểu nửa ống
Đặt 3 000 chu kỳ chuyển động trên bàn chải: mỗi chu kỳ là một chuyển động qua lại hoàn chỉnh.
Hành trình: 100 mm + 10 mm
Tần số: (50 ± 2) chu kỳ chuyển động/min
Thử nghiệm được thực hiện với thanh bằng đồng thau, sau đó với thanh bằng đồng đỏ (3 000 chu kỳ mỗi lần).
Thử nghiệm được coi là đạt nếu sợi bàn chải và bàn chải vẫn duy trì được tính hiệu quả của chúng.
5.6.4.2. Thử nghiệm khớp nối
Thân bàn chải phải được giữ cố định. Lực phải được đặt và tăng dần lên hệ thống gá lắp cho đến khi hệ thống này quay tương đối so với thân của bàn chải.
Thử nghiệm phải được coi là đạt nếu chỉ xảy ra quay ở giá trị từ 0,1 N×m đến 0,15 N×m.
5.6.4.3. Thử nghiệm ép
5.6.4.3.1. Thử nghiệm ép nguội
Ổn định các chi tiết phải phù hợp với IEC 60212. Bàn chải được đặt trong tủ ổn định (mã 6h/-10C).
Sau đó thử nghiệm ép được thực hiện trong thời gian 1 h ở nhiệt độ 10 °C trong vị trí mở (xem Hình 6), bằng cách đặt lực 2,5FCN lên thân bàn chải.
Hình 6 – Bàn chải làm sạch dây dẫn – Kiểu nửa ống – Thử nghiệm ép
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ nhìn thấy được trong quá trình quan sát bằng mắt sau thử nghiệm.
5.6.4.3.2. Thử nghiệm ép nóng
Ổn định các chi tiết phù hợp với IEC 60212. Bàn chải phải được đặt trong tủ ổn định (mã 4h/55C/20 %).
Sau đó thử nghiệm ép được thực hiện trong thời gian 1 h ở nhiệt độ 55 °C và độ ẩm tương đối 20 % ở vị trí mở (xem Hình 6), bằng cách đặt lực 2,5FCN lên thân bàn chải.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ nhìn thấy được trong quá trình quan sát bằng mắt sau thử nghiệm.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu khi không đặt lực nữa thì bàn chải lại trở về kích thước ban đầu ở nhiệt độ phòng (mã M/23C/50%).
5.6.5. Bàn chải làm sạch dây dẫn – Kiểu chữ V – Thử nghiệm độ bền mỏi
Thử nghiệm giống với thử nghiệm độ bền mỏi đối với bàn chải kiểu nửa ống trừ bố trí thử nghiệm như thể hiện trên Hình 7.
CHÚ DẪN
1 thanh kim loại
2 hành trình 100 mm
Hình 7 – Bàn chải làm sạch dây dẫn – Kiểu chữ V – Thử nghiệm độ bền mỏi
5.6.6. Vịt dầu – Hoạt động của cần thao tác
Bình chứa được đổ đầy dầu. Vịt dầu được giữ thẳng đứng.
Đặt vào một đầu của cần thao tác một lực tăng dần cho đến khi tia dầu phun ra từ vòi.
Điều này phải xảy ra ở giá trị lực đặt từ 15 N đến 50 N.
Sau đó đặt lực 150 N lên cần thao tác theo cách tương tự như trên.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có dấu hiệu hư hại quan sát được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
Sau đó, sử dụng cần thao tác làm rỗng bình chứa gần như hoàn toàn, và đo lực thao tác. Giá trị của lực đo được phải nằm trong khoảng từ 15 N đến 50 N.
5.6.7. Chìa vặn có bánh cóc – Thử nghiệm ma sát
Thử nghiệm này chỉ được áp dụng cho cơ cấu không có điều chỉnh từ bên ngoài.
Cố định thân của chìa vặn có bánh cóc. Đặt lực vào hệ thống gá lắp và tăng dần cho đến khi hệ thống này quay êm.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu việc quay này xảy ra ờ giá trị mô men từ 2 N-m đến 3 N-m.
5.6.8. Chìa vặn – Thử nghiệm xoắn
Chìa vặn được lồng vào một đai ốc không thể quay (xem Hình 8). Hệ thống gá lắp của chìa vặn được lắp trên hệ thống gá lắp của sào có tay cầm đa năng, và xiết vít này với mô men bằng 10 N-m.
CHÚ DẪN
1 phụ kiện đầu sào của sào cách điện
2 chia vặn
3 đai ốc
4 cơ cấu giữ đai ốc
T mô men
Hình 8 – Chìa vặn – Thử nghiệm xoắn
Đặt mô men vào hệ thống gá lắp và tăng dần đến giá trị 1,25 TN, rồi sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có dấu hiệu hư hại quan sát được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
Đặt lại mô men một lần nữa theo cách tương tự như trên, sử dụng giá trị mô men lớn nhất bằng 2,5 TN, rồi sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ quan sát được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
5.6.9. Cơ cấu tháo chốt giữ
Quy định thử nghiệm áp dụng cho các kiểu cơ cấu tháo chốt giữ khác nhau được cho dưới đây.
a) Kiểu xoắn ốc
Đầu của cơ cấu tháo chốt giữ phải được đưa vào lỗ có đường kính d (mm) được khoan trong tấm có độ cứng lớn hơn của cơ cấu. Tấm kim loại phải được cố định bên dưới đường tâm của lỗ một khoảng là a mm, và cơ cấu phải được cho tiếp xúc với tấm đỡ (xem Hình 9).
Mô men xoắn phải được đặt lên hệ thống gá lắp bằng cách sử dụng cần thao tác gắn với nó (ví dụ sào có tay cầm đa năng) và tăng dần đến giá trị 1,25 TN, rồi sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có dấu hiệu hư hại nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
Mô men phải được đặt lại một lần nữa theo cách tương tự như trên, sử dụng giá trị mô men lớn nhất bằng 2,5 TN, rồi sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
CHÚ DẪN
A phần thử nghiệm
T mô men
Hình 9 – Cơ cấu tháo chốt giữ – Thử nghiệm xoắn
b) Kiểu có đầu nhọn
Đầu của cơ cấu tháo chốt giữ phải được đưa vào lỗ có đường kính d (mm) được khoan trong tấm có độ cứng lớn hơn độ cứng của cơ cấu. Tấm kim loại phải được cố định bên dưới đường tâm của lỗ một khoảng là a mm, và cơ cấu phải được cho tiếp xúc với tấm đỡ (xem Hình 10).
Mô men xoắn phải được đặt lên hệ thống gá lắp bằng cách sử dụng cần gắn với nó (ví dụ sào có tay cầm đa năng) và tăng dần đến giá trị 1,25 TN, rồi sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có dấu hiệu hư hại nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
Mô men phải được đặt lại một lần nữa theo cách tương tự như trên, sử dụng giá trị mô men lớn nhất bằng 2,5 TN, rồi sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
CHÚ DẪN
A phần thử nghiệm
L cánh tay của cần thao tác là 1 m
Hình 10 – Cơ cấu tháo chốt giữ kiểu có đầu nhọn – Thử nghiệm xoắn
c) Kiểu bánh lệch tâm
Ma sát
Sử dụng một vòng hoàn chỉnh của hệ thống gá lắp để xác định giá trị mô men thấp nhất làm cho hệ thống quay và giá trị mô men lớn nhất cần thiết để duy trì việc quay này.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu việc quay xảy ra ở giá trị mô men từ 0,5 N×m đến 1,5 N×m.
Gọi a là thông số về khoảng cách của nhà chế tạo (xem Hình 11). Đầu nhọn của cơ cấu tháo chốt giữ phải được luồn vào lỗ có đường kính d (mm) được khoan trong tấm có chỉ số độ cứng lớn hơn của cơ cấu. Tấm đỡ phải cố định vào tấm kim loại này sao cho bánh lệch tâm tiếp xúc với tấm đỡ (xem Hình 11).
Lực uốn phải được đặt ở khoảng cách danh định a mm tính từ đầu nhọn của cơ cấu và tăng dần đến giá trị 1,25 FBN, rồi sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Đầu nhọn của cơ cấu không được trượt ra khỏi lỗ.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có dấu hiệu hư hại nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
Lực uốn được đặt lại một lần nữa từ khoảng cách a mm theo cách tương tự như trên, sử dụng giá trị mô men lớn nhất bằng 2,5 FBN, rồi sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
CHÚ DẪN
1 tấm đỡ
Hình 11 – Cơ cấu tháo chốt giữ kiểu bánh lệch tâm – Thử nghiệm uốn
d) Kiểu giật ra
Đo lực trở về
Gọi FR là giá trị lực trở về danh định đối với lò xo do nhà chế tạo quy định. Phải đo lực nhỏ nhất cần thiết để đưa cơ cấu về cuối hành trình của nó.
Thử nghiệm phải được coi là đạt nếu giá trị đo được nằm trong phạm vi FR ± 20 %.
Kéo
Cơ cấu tháo chốt giữ kiểu giật ra phải được gắn vào phần thử nghiệm của hệ thống gá lắp.
Phải đặt lực 2,5 FTN vào đầu hình nón của cơ cấu sử dụng trục có đường kính 8 mm.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng hoặc nứt vỡ nhìn thấy được trong quá trình xem xét bằng mắt sau thử nghiệm.
5.6.10. Chạc giữ – Thử nghiệm uốn
Tấm kim loại phẳng được giữ chắc chắn đúng vị trí. Tấm kim loại phẳng được kẹp chặt giữa hai ngàm kẹp của chạc giữ, như thể hiện trên Hình 12.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN
M tấm kim loại phẳng kích thước 39 mm x 5 mm được giữ chắc chắn đúng vị trí
J được kẹp giữa hai ngàm kẹp
Hình 12 – Chạc giữ – Thử nghiệm uốn
Lực uốn phải được đặt vào trục của hệ thống gá lắp và tăng dần đến giá trị 1,25 FBN và sau đó được duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm phải được coi là đạt nếu không có dấu hiệu hư hại nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm. Chạc không được mở ra cũng như không bị trượt.
Lực uốn phải được đặt lại một lần nữa theo cách tương tự như trên sử dụng lực uốn lớn nhất 2,5 FBN và sau đó được duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng cách xem xét sau thử nghiệm.
5.6.11. Bộ tháo/lắp cơ cấu giữ – Thử nghiệm uốn
5.6.11.1. Thử nghiệm trên phần tháo ra
Cơ cấu được lắp trên hệ thống gá lắp mà hệ thống này được cố định chắc chắn đúng vị trí. Vít có tai phải được xiết chặt với mô men 3 N×m. Cơ cấu phải được đặt như trên Hình 13a.
Lực uốn phải đặt vào điểm cách trục của hệ thống gá lắp 200 mm và tăng dần đến giá trị 1,25 FBN, và sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm phải được coi là đạt nếu không có dấu hiệu hư hại nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
5.6.11.2. Thử nghiệm trên phần lắp vào
Cơ cấu khác được gắn vào như thể hiện trên Hình 13b.
Kích thước tính bằng milimét
Hình 13a – Thử nghiệm uốn trên phần dùng để tháo ra
Hình 13b – Thử nghiệm uốn trên phần dùng để lắp vào
CHÚ DẪN
A Hệ thống gá lắp
Hình 13 – Bộ tháo/lắp cơ cấu giữ – Thử nghiệm uốn
Lực uốn phải được đặt vào đầu của phần “lắp vào” của cơ cấu và tăng dần đến giá trị 1,25 FBN, và sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có dấu hiệu hư hại nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
Lực uốn được đặt lại một lần nữa theo cách tương tự như trên sử dụng giá trị lực uốn lớn nhất là 2,5 FBN rồi sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
5.6.12. Lưỡi cắt dây nối (dao cắt dây buộc) – Thử nghiệm uốn
Cơ cấu phải được lắp với sào mà nó được thiết kế để lắp cùng và lưỡi cắt dây nối phải được đưa vào rãnh của cơ cấu thử nghiệm (xem Hình 14).
Lực uốn phải được đặt vào cơ cấu (xem Hình 14) và tăng dần đến giá trị 1,25 FBN rồi sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
CHÚ DẪN
T cơ cấu thử nghiệm (dày R/2 mm) được kẹp chặt
H dấu cưa
C cơ cấu cắt sợi dây buộc được đưa vào rãnh
Hình 14 – Lưỡi cắt sợi đan (cơ cấu cắt sợi dây buộc) – Thử nghiệm uốn
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có dấu hiệu hư hại nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
Lực uốn được đặt lại một lần nữa theo cách tương tự như trên, sử dụng giá trị lực uốn lớn nhất là 2,5 FBN rồi sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
5.6.13. Dao xoay – Thử nghiệm kéo
Với hệ thống gá lắp của dao xoay được gắn với hệ thống gá lắp của cơ cấu thử nghiệm, lực kéo phải được đặt vào dao xoay (xem Hình 15), và tăng dần đến giá trị 1,25 FTN rồi sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
CHÚ DẪN
1 vít xiết
2 hệ thống gá lắp của cơ cấu thử nghiệm
Hình 15 – Dao xoay – Thử nghiệm kéo
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có dấu hiệu hư hại nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm. Dao xoay phải quay một cách dễ dàng.
Lực uốn phải được đặt lại một lần nữa theo cách tương tự như trên, sử dụng giá trị lực uốn lớn nhất là 2,5 FTN rồi sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
5.6.14. Vấu xoay – Thử nghiệm kéo
Sử dụng thử nghiệm tương tự như với dao xoay, nhưng cách thực hiện như thể hiện trên Hình 16.
CHÚ DẪN
1 vít xiết
2 hệ thống gá lắp của cơ cấu thử nghiệm
Hình 16 – Vấu xoay – Thử nghiệm kéo
5.6.15. Kìm điều chỉnh được
5.6.15.1. Khả năng kẹp chặt
Thanh kim loại đường kính 20 mm được đặt vào giữa hai ngàm kẹp của kìm cần thử nghiệm như thể hiện trên Hình 17.
CHÚ DẪN
1 thanh kim loại đường kính 20 mm được kẹp chặt
2 mô men tác dụng theo phương ngang
3 phần nằm ngang
Hình 17 – Kìm điều chỉnh được – Khả năng kẹp chặt
Mô men được đặt vào hệ thống gá lắp, hệ thống này phụ thuộc lẫn nhau với thiết bị trên trục dọc của kìm, và được tăng dần đến giá trị 1,25 TN rồi sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có dấu hiệu hư hại nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
Mô men phải được đặt lại một lần nữa theo cách tương tự như trên sử dụng giá trị mô men uốn lớn nhất là 2,5 TN rồi sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
5.6.15.2. Thử nghiệm uốn
Thanh kim loại đường kính 20 mm được kẹp chặt giữa hai ngàm kẹp của kìm như thể hiện trên Hình 18, sử dụng mô men bằng 35 N×m.
CHÚ DẪN
1 thanh kim loại đường kính 20 mm được kẹp chặt
Hình 18 – Kìm điều chỉnh được – Thử nghiệm uốn
Lực uốn F được đặt vào hệ thống gá lắp và được tăng dần đến giá trị 1,25 FBN rồi sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có dấu hiệu hư hại nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
Lực uốn F phải được đặt lại một lần nữa theo cách tương tự như trên, sử dụng giá trị lực uốn lớn nhất là 2,5 FBN rồi sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
5.6.16. Kìm “chết”
5.6.16.1. Khả năng xiết chặt
Thanh kim loại đường kính 20 mm được đặt vào giữa hai ngàm kẹp của kìm (xem Hình 19).
CHÚ DẪN
FA Lực hãm tay cầm
1 Kìm “chết”
2 Trục của mô men
3 Thanh kim loại đường kính 20 mm
4 Điểm đặt lực để nhả hãm tay cầm
Hình 19 – Kìm “chết” – khả năng xiết chặt – Hãm và nhả hãm tay cầm
Mô men phải được đặt vào đầu vít của kìm “chết” theo trục dọc của nó và được tăng dần đến giá trị 1,25 TN rồi sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có dấu hiệu hư hại nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
Mô men được đặt lại một lần nữa theo cách tương tự như trên, sử dụng giá trị mô men lớn nhất là 2,5 TN rồi sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
5.6.16.2. Hãm tay cầm
Thanh kim loại đường kính 20 mm được đặt vào giữa hai ngàm kẹp của kìm (xem Hình 19). Vít được xiết chặt sử dụng mô men bằng 0,25 TN, với tay cầm xiết bánh lệch tâm ở vị trí mở.
Sau đó, tay cầm xiết bánh lệch tâm phải được xiết chặt bằng kẹp sao cho đặt lực cần thiết để đóng tay cầm (xem Hình 19). Đo lực FA đặt vào bằng kẹp này cần thiết để đóng các ngàm cho đến khi chúng bị hãm (vượt đầu bánh lệch tâm).
Thử nghiệm được coi là đạt nếu lực đo được không lớn hơn 200 N.
5.6.16.3. Nhả hãm tay cầm
Khi kết thúc thử nghiệm hãm tay cầm, kẹp phải được nhả ra. Kìm được đặt như Hình 19, để cho phép kìm “chết” được mở bằng cách thao tác tay cầm xiết bánh lệch tâm và đo lực cần thiết để đạt được điều này.
Thử nghiệm này phải được coi là đạt nếu lực đo được trên tay cầm xiết bánh lệch tâm để nhả việc kẹp của ngàm kẹp trên thanh kim loại nhỏ hơn 100 N.
5.6.16.4. Thử nghiệm uốn
Kìm “chết” phải được lắp đặt lại một lần nữa lên thanh kim loại đường kính 20 mm đang được đặt trên giá đỡ cố định, sử dụng mô men TN và lực lên tay cầm ở tâm để đóng kìm. Thử nghiệm được tiếp tục theo cách tương tự như đối với kìm điều chỉnh được mô tả trong 5.6.15.2.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ quan sát được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
5.6.17. Chạc đỡ cái cách điện điều chỉnh được
5.6.17.1. Thử nghiệm xoắn của hệ thống gá lắp
Kẹp một ống có đường kính phù hợp trong chạc. Hệ thống gá lắp của cơ cấu phải được lắp chắc chắn thẳng hàng với chạc đỡ trên sào mà nó được thiết kế để lắp cùng. Trong trường hợp sào có tay cầm đa năng, vít có tai được xiết với mô men bằng 10 N×m (xem Hình 20).
CHÚ DẪN
1 chạc đỡ phẳng được kẹp trên ống
2 ống
Hình 20 – Chạc đỡ cái cách điện điều chỉnh được – Thử nghiệm xoắn của hệ thống gá lắp
Mô men được đặt vào và tăng dần đến giá trị 1,25 TN và sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có dấu hiệu hư hại nhìn thấy được khi quan sát bằng mắt sau thử nghiệm.
Đặt lại mô men một lần nữa theo cách tương tự như trên, sử dụng giá trị mô men lớn nhất là 2,5 TN và sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ nhìn thấy được khi kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
5.6.17.2. Thử nghiệm uốn
Hệ thống gá lắp của cơ cấu được gắn chắc chắn theo phương nằm ngang với sào cầm tay mà nó được thiết kế để lắp cùng (xem Hình 21).
CHÚ DẪN
1 hệ thống gá lắp của sào cầm tay được giữ chắc chắn theo phương nằm ngang ở đúng vị trí
Hình 21 – Chạc đỡ cái cách điện điều chỉnh được – Thử nghiệm uốn
Lực uốn F phải được đặt vào và tăng dần đến giá trị 1,25 FBN và sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có dấu hiệu hư hại nhìn thấy được khi quan sát bằng mắt sau thử nghiệm.
Đặt lại lực uốn F một lần nữa theo cách tương tự như trên, sử dụng giá trị lực uốn lớn nhất là 2,5FBN và sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ nhìn thấy được khi kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
5.6.17.3. Thử nghiệm khớp nối
Hệ thống gá lắp của chạc đỡ được gắn chắc chắn như với thử nghiệm uốn (xem Hình 22). Trong trường hợp sào có tay cầm đa năng, vít có tai để xiết khớp nối trục phải được xiết chặt, sử dụng mô men 10 N×m.
CHÚ DẪN
1 hệ thống gá lắp của sào cầm tay được giữ chắc chắn theo phương nằm ngang ở đúng vị trí
2 được xiết chặt với mô men 10 N×m
Hình 22 – Chạc cách điện điều chỉnh được – Thử nghiệm khớp nối
Lực kéo F phải được đặt dọc theo trục của ngàm kẹp của chạc và tăng dần, chạc được giữ bằng
phẳng đến giá trị 1,25 FTN và sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có dấu hiệu hư hại nhìn thấy được khi quan sát bằng mắt sau thử nghiệm.
Đặt lại lực kéo F một lần nữa theo cách tương tự như trên, sử dụng giá trị lực kéo lớn nhất là 2,5FTN và sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ nhìn thấy được khi kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
5.6.18. Kìm mọi góc
5.6.18.1. Khả năng kẹp chặt
Thanh kim loại đường kính 20 mm được đặt giữa ngàm kẹp của kìm như thể hiện trên Hình 23.
CHÚ DẪN
1 thanh kim loại đường kính 20 mm được kẹp chặt trong mỏ kẹp
2 mô men tác dụng theo phương ngang
Hình 23 – Kìm mọi góc – Khả năng kẹp chặt
Đặt mô men vào hệ thống gá lắp theo trục dọc của kìm và tăng dần đến giá trị 1,25 TN và sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có dấu hiệu nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
Mô men phải được đặt vào một lần nữa theo cách tương tự như trên sử dụng giá trị mô men lớn nhất là 2,5 TN và duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
5.6.18.2. Thử nghiệm uốn
Thanh kim loại đường kính 20 mm được kẹp giữa ngàm kẹp của kìm bằng cách sử dụng mô men 35 N×m, như thể hiện trên Hình 24.
CHÚ DẪN
1 thanh kim loại đường kính 20 mm được kẹp chặt trong mỏ cặp
Hình 24 – Kìm mọi góc – Thử nghiệm uốn
Lực uốn được đặt vào hệ thống gá lắp và tăng dần đến giá trị 1,25 FBN và sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có dấu hiệu nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
Lực uốn được đặt vào một lần nữa theo cách tương tự như trên sử dụng giá trị lực uốn lớn nhất là 2,5 FBN và duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
5.6.19. Cơ cấu giữ chốt
5.6.19.1. Lực nén của lò xo
Sử dụng chốt ứng với kiểu cơ cấu giữ chốt cần thử nghiệm. Chốt phải được đặt trong rãnh của cơ cấu giữ Chốt; chốt được giữ ở đúng vị trí chỉ bằng lá kim loại đàn hồi. Không được sử dụng cơ cấu điều chỉnh (xem Hình 25). Lực kéo được đặt vào giữa chốt cố định và hệ thống gá lắp và được tăng dần cho đến khi đinh trượt ra khỏi rãnh.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu việc trượt này xảy ra ở giá trị lực kéo từ 10 N đến 15 N.
CHÚ DẪN
1 phần đỡ
2 chốt
3 vít để lỏng (không xiết chặt)
Hình 25 – Cơ cấu giữ chốt – Lực nén của lò xo
5.6.19.2. Thử nghiệm uốn
Sử dụng chốt đầu đinh tán ứng với kiểu cơ cấu giữ đinh cần thử nghiệm. Cơ cấu giữ chốt được giữ cố định và duy trì ở vị trí nằm ngang; chốt đầu đinh tán được đặt vào rãnh của lá kim loại cứng, hướng xuống phía dưới (xem Hình 26). Không được sử dụng cơ cấu điều chỉnh.
CHÚ DẪN
1 hệ thống gá lắp của cơ cấu
2 chốt đầu đinh tán
3 vít để lỏng (không xiết chặt)
4 sào cầm tay
Hình 26 – Cơ cấu giữ chốt – Thử nghiệm uốn
Lực uốn F được đặt vào đầu của chốt đầu đinh tán và tăng dần đến giá trị 1,25 FBN và sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có dấu hiệu nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm. Đinh không được tuột ra khỏi rãnh.
Lực uốn được đặt vào một lần nữa theo cách tương tự như trên sử dụng giá trị lực uốn lớn nhất là 2,5 FBN và duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm. Chốt không được tuột ra khỏi rãnh.
5.6.20. Đầu chìa vặn uốn được – Thử nghiệm xoắn
Mô men được đặt vào hệ thống gá lắp của cơ cấu với đầu còn lại của cơ cấu được giữ chặt ở vị trí cố định, và tăng dần đến giá trị 1,25 TN và sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có dấu hiệu nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
Mô men được đặt vào một lần nữa theo cách tương tự như trên, sử dụng giá trị mô men lớn nhất là 2,5 TN và duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
5.6.21. Cơ cấu giữ ampemét
5.6.21.1. Thử nghiệm xoắn
Thân cơ cấu giữ ampemét phải được cố định cứng vững (xem Hình 27).
CHÚ DẪN
1 phần đỡ
2 mô men
Hình 27 – Cơ cấu giữ ampemét – Thử nghiệm xoắn
Mô men được đặt vào hệ thống gá lắp và tăng dần đến giá trị 1,25 TN và sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có dấu hiệu hư hại nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
Mô men được đặt lại một lần nữa theo cách tương tự như trên sử dụng giá trị mô men lớn nhất là 2,5 TN và duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm phải được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
Thử nghiệm va đập được thực hiện bằng phương pháp thử nghiệm búa con lắc. Cơ cấu giữ ampemét được xiết chặt vào khung cứng sao cho điểm va đập đối với mỗi lần va đập trùng với vị trí mà quỹ đạo của búa đập vào mặt phẳng thẳng đứng xuyên qua trục lắc. Việc lắc phải trùng với mặt phẳng tiếp tuyến tại điểm va đập đối với bề mặt cong (xem Hình 28). Búa có khối lượng 0,5 kg và chiều cao rơi là 0,5 m. Búa phải có độ cứng tối thiểu 20 HRC.
Đặt ba điểm va đập riêng rẽ trên cơ cấu giữ ampemét. Các điểm này được chọn là những điểm có nhiều khả năng bị hỏng khi cơ cấu giữ ampemét rơi lên bề mặt phẳng. Một vị trí chỉ được thử nghiệm một lần.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có dấu hiệu hư hại nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN
A
AH C F |
trục lắc điều chỉnh được
trục của búa độ cao rơi khung H búa |
HH
S T V |
đầu búa – độ cứng rockwell của vật liệu ³ 20 HRC
ống kim loại miếng thử nghiệm mặt phẳng thẳng đứng đi qua trục con lắc |
Hình 28 – Cơ cấu giữ ampemét – Thử nghiệm va đập
5.6.22. Cơ cấu đặt sợi đan chống nhiễu
5.6.22.1. Kiểm tra thanh trượt
Mặt cắt của từng thanh trượt phải được kiểm tra bằng cách sử dụng dưỡng thích hợp (xem Hình 29). Phải có khả năng cài dưỡng vào thanh trượt (ở đầu có mặt cắt nhỏ nhất) thẳng đến mặt chặn và không được có khả năng cài dưỡng vào thanh trượt kia.
Kích thước tính bằng milimét
Hình 29a – Thanh trượt
Hình 29b – Dưỡng lọt-không lọt của thanh trượt
CHÚ DẪN
L dưỡng lọt-không lọt
Hình 29 – Cơ cấu đặt sợi đan chống nhiễu – Kiểm tra thanh trượt
5.6.22.2. Thử nghiệm uốn
Thử nghiệm này phải được tiến hành trên từng thanh trượt của cơ cấu. Cơ cấu thử nghiệm (xem Hình 30) phải được lồng vào thanh trượt đến tận mặt chặn. Cơ cấu phải được giữ chắc chắn ở đúng vị trí sao cho thanh trượt nằm ngang, với lỗ hở quay xuống phía dưới (xem Hình 30).
Lực uốn F được đặt vào đầu của cơ cấu thử nghiệm và tăng dần đến giá trị 1,25FBN rồi duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm phải được coi là đạt nếu không có hư hại nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
Lực uốn được đặt lại một lần nữa theo cách tương tự như trên, sử dụng giá trị lực uốn lớn nhất là 2,5 FBN rồi sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
CHÚ DẪN
1 Cơ cấu đặt sợi đan được kẹp chặt
2 thanh trượt nằm ngang
3 phần thử nghiệm
4 đoạn kim loại hình chữ t, đế có kích thước a
Hình 30 – Cơ cấu đặt sợi đan chống nhiễu – Thử nghiệm uốn
5.6.23. Cưa tay – Thử nghiệm uốn
Lắp tay cầm tháo ra được vào cưa sao cho trục tay cầm vuông góc với trục của lưỡi cưa. Vít có tai được xiết chặt với mô men 3 N×m. Chốt có đường kính thích hợp được luồn vào lỗ trên tay cầm. Phần tạo góc của khung cưa tựa vào thanh.
Lực uốn F được đặt vào bằng cách sử dụng cáp giữa đầu căng của lưỡi cưa và chốt trong lỗ của tay cầm và tăng dần đến giá trị 1,25 FBN, rồi sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min (xem Hình 31).
CHÚ DẪN
1 đầu căng lưỡi cưa (điểm đặt lực)
2 chốt có đường kính 19 mm
3 cáp truyền lực
4 thanh tựa
5 tay cầm tháo ra được
Hình 31 – Cưa – Lắp đặt cho thử nghiệm uốn
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có dấu hiệu hư hại nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
Lực uốn F được đặt lại theo cách tương tự như trên, sử dụng giá trị lực uốn lớn nhất là 2,5 FBN rồi duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
Hệ thống gá lắp của gương được lắp với hệ thống gá lắp của cơ cấu thử nghiệm (xem Hình 32) theo cách để trục quang học nằm ngang. Sau đó đo mô men cần thiết để làm gương quay xung quanh trục ma sát.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu giá trị của mô men đo được nằm trong khoảng từ 0,3 N-m đến 0,6 N-m.
CHÚ DẪN
F lực đặt vào mặt phẳng vuông góc
d khoảng cách giữa điểm đặt của lực F và điểm quay
FF lực ma sát = F x d
Hình 32 – Gương – Thử nghiệm ma sát
5.6.24.2 Thử nghiệm bảo vệ cơ
Gương phải được để rơi một lần nữa lên bề mặt phẳng cứng, mặt gương hướng xuống đất (mặt phẳng nằm ngang) và một lần lên cạnh của gương (mặt phẳng thẳng đứng) từ độ cao 1 m.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
5.6.25. Dưỡng dây dẫn
5.6.25.1. Đo đường kính
Đo ba đường kính khác nhau (biết trước với độ chính xác trong phạm vi 1 %) của các thanh chuẩn bằng cách sử dụng dưỡng dây dẫn.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu chênh lệch giữa các số đọc nhận được và các giá trị đã biết tương ứng không vượt quá 5 %.
5.6.25.2. Thử nghiệm con trượt
Con trượt chuyển động được phải được đặt ở vị trí nhỏ nhất. Đặt lực F vào con chạy để con trượt di chuyển trong ống như thể hiện trên Hình 33.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu việc trượt xảy ra ở giá trị lực F đo được từ 2,5 N đến 5 N.
Hình 33 – Dưỡng dây dẫn – Thử nghiệm con trượt
5.6.25.3. Biến dạng thân dưỡng
Dưỡng được giữ chặt ở đúng vị trí; sau đó phải đặt một thanh kim loại đường kính 16 mm ± 0,1 mm vào rãnh đo hình chữ V (xem Hình 34).
CHÚ DẪN
1 thanh kim loại đường kính 16 mm
2 đọc trực tiếp độ biến dạng
Hình 34 – Dưỡng đo dây dẫn – Biến dạng thân dưỡng
Đặt lực nén F lên thanh trong trục của dưỡng và tăng dần đến giá trị 1,25 FCN rồi sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Độ biến dạng đo được trên con trượt không được lớn hơn 5 mm.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có dấu hiệu hư hại nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm. Sau khi thôi đặt lực thì không được biến dạng thêm nữa.
Lực nén được đặt lại theo cách tương tự như trên, sử dụng giá trị lực nén lớn nhất là 2,5 FCN rồi sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
5.6.26. Dưỡng đo khe hở
5.6.26.1. Thử nghiệm kéo
Đặt dưỡng đo khe hở trong cơ cấu thử nghiệm (xem Hình 35).
CHÚ DẪN
1 dưỡng cần thử nghiệm
2 hai đoạn thép được sử dụng để đỡ
3 cơ cấu gá lắp dùng cho sào móc thụt vào được
Hình 35 – Dưỡng đo khe hở – Thử nghiệm kéo
Lực kéo phải được đặt vào hệ thống gá lắp sử dụng cơ cấu điều chỉnh sào dạng móc thụt vào được và tăng dần đến giá trị 1,25 FTN rồi sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm phải được coi là đạt nếu không có dấu hiệu hư hại nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
Lực kéo phải được đặt lại theo cách tương tự như trên sử dụng giá trị lực nén lớn nhất là 2,5 FTN rồi sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm phải được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc nứt vỡ nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
5.6.26.2. Thử nghiệm điện
Dưỡng phải được ngâm và ổn định trong nước ở ít nhất 24 h (Mã 24h/23 ±0,5C/nước của IEC 60212) sau đó lau khô và để trong không khí lưu thông tự do trong thời gian không ít hơn 1 h (Mã 1h/18-28/45- 75 % của IEC 60212). Các điện cực phải được đặt trên hai phía của dưỡng và giữ đúng vị trí với một lực ép nhỏ (xem Hình 36). Điện áp xoay chiều ở tần số công nghiệp phải được đặt vào giữa hai điện cực theo TCVN 6099-1 (IEC 60060-1) (khách hàng phải quy định chiều dày của dưỡng và điện áp thử nghiệm tương ứng đáp ứng quy định an toàn trong hệ thống của mình).
CHÚ DẪN
1 dưỡng cần thử nghiệm
2 các mép được lượn tròn
3 các điện cực
Hình 36 – Dưỡng đo khe hở – Thử nghiệm điện
Thử nghiệm phải được coi là đạt nếu không có phóng điện đánh thủng hoặc phóng điện bề mặt nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
5.6.27. Cơ cấu dạng chữ U và dạng then – Thử nghiệm kéo
Thiết bị phải được đặt trên bản thử nghiệm lực kéo giữa hai trục thích hợp.
Lực kéo được đặt vào và tăng dần đến giá trị 1,25 FTN rồi duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có dấu hiệu hư hại nhìn thấy được trong quá trình kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm.
Lực kéo được đặt lại một lần nữa theo cách tương tự như trên, sử dụng giá trị lực kéo lớn nhất là 2,5FTN rồi sau đó duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian không ngắn hơn 1 min.
Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có biến dạng vĩnh viễn hoặc hư hỏng nhìn thấy được trong quá trình xem xét bằng mắt sau thử nghiệm.
5.7. Hướng dẫn sử dụng
Thử nghiệm điển hình
Phải thực hiện kiểm tra bằng mắt để xác nhận rằng tất cả các yêu cầu trong 4.6 đều được đáp ứng.
5.7.2. Thử nghiệm thay thế trong trường hợp sào cách điện đã hoàn thành giai đoạn sản xuất
Khi sản xuất hàng loạt, chỉ cần kiểm tra để thấy rằng đã sẵn có tài liệu hướng dẫn sử dụng.
6. Đánh giá sự phù hợp của các cơ cấu lắp kèm đã hoàn thành giai đoạn sản xuất
Để thực hiện việc đánh giá sự phù hợp trong giai đoạn sản xuất, phải sử dụng tiêu chuẩn IEC 61318 kết hợp.
Phụ lục D xuất phát từ một phân tích rủi ro về tính năng của các cơ cấu, đưa ra phân loại các khuyết tật và nhận biết các thử nghiệm liên quan trong trường hợp sản xuất tiếp theo.
Bất kỳ sửa đổi nào của cơ cấu đều yêu cầu lặp lại các thử nghiệm điển hình, toàn bộ hoặc một phần (nếu mức sửa đổi cho phép như vậy) cũng như thay đổi trong tài liệu tham khảo của cơ cấu.
PHỤ LỤC A
(tham khảo)
HỆ THỐNG GÁ LẮP CỦA SÀO CÁCH ĐIỆN – CÁC VÍ DỤ
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN
P Bước, 30°
Dung sai chung: Kích thước: ±0,4
Góc: ±0,5°
Hình A.1 – Ví dụ đầu tiên
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN
L răng/Æ33 = 4,22 + 0,2 – 0
L’ rãnh/Æ33 = 4,42 – 0,2 + 0
L răng/Æ21 = 2,65 + 0,2 – 0
L’ rãnh/Æ21 = 2,85 – 0,2 + 0
P Bước, 30°
Dung sai chung: Vật đúc: ±0,2, nếu không có quy định nào khác
Vật dập: ±0,1, nếu không có quy định nào khác
Hình A.2 – Ví dụ thứ hai
PHỤ LỤC B
(quy định)
THÍCH HỢP ĐỂ LÀM VIỆC CÓ ĐIỆN; TAM GIÁC KÉP
(IEC 60417-5216 (2002-10))
PHỤ LỤC C
(quy định)
SẮP XẾP CÁC THỬ NGHIỆM ĐIỂN HÌNH THEO TRÌNH TỰ THỜI GIAN
Trong Bảng C.1 và C.2, tất cả các viện dẫn đến các điều/điều nhỏ trong đó có giải thích thử nghiệm đều được đặt trong ngoặc đơn. Một số cột dùng cho các kiểu cơ cấu nhất định được chia thành các cột nhỏ vì chúng có những thử nghiệm cơ phá hủy. Trình tự thử nghiệm đối với từng thử nghiệm được cho trong các cột nhỏ này. Các thử nghiệm có cùng trình tự có thể thực hiện theo trình tự thuận tiện hơn. Trong một nhóm thử nghiệm, các thử nghiệm điển hình không theo trình tự có thể thực hiện trên cùng ba cơ cấu. Các nhóm thử nghiệm không phải thực hiện theo trình tự được nêu.
Bảng C.1 – Thử nghiệm điển hình đối với thiết bị có rãnh ở đầu
Thử nghiệm điển hình |
Kiểu cơ cấu |
|||||||||||||||
Cơ cấu điều chỉnh đa năng và cơ cấu điều chỉnh sào móc |
Vòng dây định hình |
Đột định vị |
Bàn chải làm sạch dây dẫn |
Vịt dầu |
Chìa vặn có bánh cóc |
Chìa vặn |
Đầu sào dạng kẹp thuận |
|||||||||
Nửa ống |
Chữ V |
|||||||||||||||
Nhóm |
Nhóm |
Nhóm |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
||||||
Kiểm tra bằng mắt (5.2) |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
|||||
Kiểm tra kích thước (5.3) |
1 |
|
|
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
|||||
Kiểm tra tính tương thích (5.4) |
2 |
|
|
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
|||||
Xoắn |
(5.6.1.1) 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
(5.6.8) 3 |
|
|||||
Uốn |
|
|
|
|
(5.6.3) 3 |
|
|
|
|
|
|
|||||
Kéo |
|
|
(5.6.1.2) 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
Thử nghiệm cụ thể |
|
(5.6.1.3) 2 |
|
(5.6.2) 3 |
|
(5.6.4.1) 3 |
(5.6.5) 3 |
(5.6.6) 3 |
(5.6.7) 3 |
|
|
|||||
(5.6.4.2) 4 |
||||||||||||||||
(5.6.4.3) 5 |
||||||||||||||||
Thử nghiệm điển hình không theo trình tự |
||||||||||||||||
Độ bền ghi nhãn (5.5) |
x |
|
|
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
|||||
Hướng dẫn sử dụng (5.7.1) |
x |
|
|
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
X |
|||||
Bảng C.1 (tiếp theo)
Thử nghiệm điển hình |
Kiểu cơ cấu |
||||||||||
Móc dẫn hướng |
Cơ cấu tháo chốt giữ |
Cơ cấu điều chỉnh khớp cầu |
Đĩa giữ |
Đầu hai ngạnh cố định |
Bộ lắp cơ cấu giữ |
Bộ tháo/ lắp cơ cấu giữ |
Lưỡi cắt dây buộc |
||||
Kiểu xoắn ốc |
Kiểu có đầu nhọn |
Kiểu bánh lệch tâm |
Kiểu giật ra |
||||||||
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1a |
Nhóm 1 |
|
Kiểm tra bằng mắt (5.2) |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
Kiểm tra kích thước (5.3) |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
Kiểm tra tính tương thích (5.4) |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
Xoắn |
|
(5.6.9a)3 |
(5.6.9b) 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Uốn |
|
|
|
(5.6.9c)4 |
|
|
(5.6.10) 3 |
|
(5.6.1 1)b |
(5.6.11) 3 |
(5.6.12)3 |
Kéo |
|
|
|
|
(5.6.9d)4 |
|
|
|
|
|
|
Thử nghiệm cụ thể |
|
|
|
(5.6.9c)3 |
(5.6.9d)3 |
|
|
|
|
|
|
Thử nghiệm không theo trình tự |
|||||||||||
Độ bền ghi nhãn (5.5) |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
Hướng dẫn sử dụng (5.7.1) |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
a Ba cơ cấu dùng cho “thử nghiệm cơ cấu lắp” và ba cơ cấu dùng cho “thử nghiệm cơ cấu tháo”.
b Chỉ thực hiện thử nghiệm uốn cho phần lắp vào. |
Bảng C.1 (tiếp theo)
Thử nghiệm điển hình |
Kiểu cơ cấu |
|||||||||
Dao xoay |
Vấu xoay |
Dẫn hướng bi cách điện |
Búa |
Cơ cấu tháo lắp dây chảy tự định vị |
Kẹp bắt ren |
Kìm điều chỉnh được |
Kìm “chết” |
|||
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 2 |
Nhóm 1 |
Nhóm 2 |
|
Kiểm tra bằng mắt (5.2) |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
Kiểm tra kích thước (5.3) |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
|
1 |
|
Kiểm tra tính tương thích (5.4) |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
|
2 |
|
Uốn |
|
|
|
|
|
|
(5.6.15.2) 3 |
|
(5.6.16.4) 3 |
|
Kéo |
(5.6.13) 3 |
(5.6.14) 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Thử nghiệm cụ thể |
|
|
|
|
|
|
|
(5.6.15.1) 2 |
|
(5.6.16.2)2 (5.6.16.3) 3 (5.6.16.1) 4 |
Thử nghiệm không theo trình tự |
||||||||||
Độ bền ghi nhãn (5.5) |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
|
x |
|
Hướng dẫn sử dụng (5.7.1) |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
|
x |
|
Bảng C.1 (tiếp theo)
Thử nghiệm điển hình |
Kiểu cơ cấu |
|||||||||
Chạc cách điện điều chỉnh được |
Kìm mọi góc |
Cơ cấu giữ chốt |
Đầu chìa vặn uốn được |
Cơ cấu giữ ampe mét |
Cơ cấu đặt sợi đan chống nhiễu |
|||||
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
|
Kiểm tra bằng mắt (5.2) |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
Kiểm tra kích thước (5.3) |
1 |
|
|
1 |
|
1 |
1 |
1 |
|
1 |
Kiểm tra tính tương thích (5.4) |
2 |
|
|
2 |
|
2 |
2 |
2 |
|
2 |
Xoắn |
(5.6.17.1) 3 |
|
|
|
|
|
(5.6.20) 3 |
(5.6.21.1) 3 |
|
|
Uốn |
|
(5.6.17.2) 2 |
|
(5.6.17.2) 3 |
|
(5.6.19.2) 4 |
|
|
|
(5.6.22.2) 4 |
Thử nghiệm cụ thể |
|
|
(5.6.17.3) |
|
(5.6.18.1) |
(5.6.19.1) |
|
|
(5.6.21.2) |
(5.6.22.1)3 |
Thử nghiệm điển hình không theo trình tự |
||||||||||
Độ bền ghi nhãn (5.5) |
x |
|
|
x |
|
x |
x |
x |
|
x |
Hướng dẫn sử dụng (5.7.1) |
x |
|
|
x |
|
x |
x |
x |
|
x |
Bảng C.1 (kết thúc)
Thử nghiệm điển hình |
Kiểu cơ cấu |
|||||||
Ngắt xoắn ốc |
Cưa tay |
Cưa tỉa cây |
Tuốcnơvít |
Cơ cấu đánh bóng dây dẫn |
Gương |
Dưỡng đo dây dẫn |
Dưỡng đo khe hở |
|
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
|
Kiểm tra bằng mắt (5.2) |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
Kiểm tra kích thước (5.3) |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
Kiểm tra tính tương thích (5.4) |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
Uốn |
|
(5.6.23) 3 |
|
|
|
|
|
|
Kéo |
|
|
|
|
|
|
|
(5.6.26.1) 4 |
Thử nghiệm cụ thể |
|
|
|
|
|
(5.6.24.1)3 (5.6.24.2) 4 |
(5.6.25.1) 3 (5.6.25.2) 4 (5.6.25.3) 5 |
(5.6.26.2) 3 |
Thử nghiệm điển hình không theo trình tự |
||||||||
Độ bền ghi nhãn (5.5) |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
Hướng dẫn sử dụng (5.7.1) |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
Bảng C.2 – Thử nghiệm điển hình đối với cơ cấu dạng chữ U và dạng then
Thử nghiệm điển hình |
Kiểu cơ cấu |
|||||
Bộ gá dạng chữ U |
Bộ gá dạng then có liên kết kéo |
Bộ gá dạng móc chữ U |
Phần kéo dài của móc chữ U |
Bộ gá dạng then trục lăn |
Bộ điều chỉnh vít chữ U |
|
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
Nhóm 1 |
|
Kiểm tra bằng mắt (5.2) |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
Kiểm tra kích thước (5.3) |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
Kiểm tra tính tương thích (5.4) |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
|
Thử nghiệm điển hình không theo trình tự |
||||||
Độ bền ghi nhãn (5.5) |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
Hướng dẫn sử dụng (5.7.1) |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
Ví dụ về trình tự thử nghiệm: Bộ điều chỉnh đa năng và bộ điều chỉnh sào móc
Nhóm 1 (ba cơ cấu)
Các thử nghiệm trang trình tự:
· Thứ nhất: kiểm tra bằng mắt và kiểm tra kích thước theo trình tự thuận tiện hơn;
· Thứ hai: kiểm tra tính tương thích;
· Thứ ba: xoắn.
Thử nghiệm không theo trình tự: Độ bền ghi nhãn và hướng dẫn sử dụng.
Nhóm 2 (ba cơ cấu khác)
· Thứ nhất: kiểm tra bằng mắt;
· Thứ hai: xoắn vít có tai.
Nhóm 3 (ba cơ cấu khác)
· Thứ nhất: kiểm tra bằng mắt;
· Thứ hai: xoắn bộ điều chỉnh.
PHỤ LỤC D
(quy định)
PHÂN LOẠI KHUYẾT TẬT VÀ CÁC THỬ NGHIỆM LIÊN QUAN
Phụ lục này được xây dựng nhằm xử lý các kiểu khuyết tật của cơ cấu được chế tạo (nghiêm trọng, lớn hoặc nhỏ) theo cách thống nhất (xem IEC 61318). Đối với từng yêu cầu được nhận biết trong Bảng D.1 và Bảng D.2, quy định cho cả kiểu khuyết tật và thử nghiệm liên quan.
Bảng D.1 – Phân loại khuyết tật và các yêu cầu và thử nghiệm liên quan đối với các cơ cấu có rãnh ở đầu
Yêu cầu |
Kiểu cơ cấu |
Thử nghiệm |
||||||||
Cơ cấu điều chỉnh đa năng và cơ cấu điều chỉnh sào móc |
Vòng dây định hình |
Chốt hạn vị |
Bàn chải làm sạch dây dẫn |
Vịt dầu |
Chìa vặn có bánh cóc |
Chìa vặn |
Đầu đãu dạng kẹp thuận |
|||
Nửa ống |
Chữ V |
|||||||||
Kiểu khuyết tật |
||||||||||
Kích thước (4.2) |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
5.3 |
Tính tương thích (4.2) |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
5.4 |
Cơ: Xoắn (4.2) |
Lớn (5.6.1.1) |
|
|
|
|
|
|
Lớn (5.6.8) |
|
5.6 |
Cơ: Uốn (4.2) |
|
|
Lớn (5.6.3) |
|
|
|
|
|
|
5.6 |
Cơ: Kéo (4.2) |
Lớn (5.6.1.2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
5.6 |
Các yêu cầu cụ thể (4.2) |
Lớn (5.6.1.3) |
Lớn (5.6.2) |
|
|
Nhỏ (5.6.4.1) |
Nhỏ |
Lớn |
Lớn |
|
5.2 |
Bảo vệ cơ (4.3) |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
5.2 |
Bảo vệ chống ăn mòn (4.4) |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
5.2 |
Ghi nhãn: các hạng mục (4.5) |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
5.2 |
Ghi nhãn: độ bền (4.5) |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
5.5 |
Hướng dẫn sử dụng (4.6) |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
5.7.2 |
Bảng D.1 (tiếp theo)
Yêu cầu |
Kiểu cơ cấu |
Thử nghiệm |
||||||||||
Móc dẫn hướng |
Cơ cấu tháo chốt giữ |
Cơ cấu điều chỉnh bi cầu |
Chạc giữ |
Đầu hai ngạnh cố định |
Bộ lắp đặt cơ cấu giữ |
Bộ tháo/lắp cơ cấu giữ |
Dao cắt dây buộc |
|||||
Kiểu xoắn ốc |
Kiểu có đầu nhọn |
Kiểu bánh lệch tâm |
Kiểu bật ra |
|||||||||
Kiểu khuyết tật |
||||||||||||
Kích thước (4.2) |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
5.3 |
Tính tương thích (4.2) |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
5.4 |
Cơ: Xoắn (4.2) |
|
Lớn (5.6.9a) |
Lớn |
|
|
|
|
|
|
|
|
5.6 |
Cơ: Uốn (4.2) |
|
|
|
Lớn |
|
|
Lớn |
|
|
Lớn |
Lớn |
5.6 |
Cơ: Kéo (4.2) |
|
|
|
|
Lớn |
|
|
|
|
|
|
5.6 |
Yêu cầu cụ thể (4.2) |
|
|
|
Lớn |
Lớn |
|
|
|
|
|
|
5.6 |
Bảo vệ cơ (4.3) |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
5.2 |
Bảo vệ chống ăn mòn (4.4) |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
5.2 |
Ghi nhãn: các hạng mục (4.5) |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
5.2 |
Ghi nhãn: độ bền (4.5) |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
5.5 |
Hướng dẫn sử dụng (4.6) |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
5.7.2 |
Bảng D.1 (tiếp theo)
Yêu cầu |
Kiểu cơ cấu |
Thử nghiệm |
||||||||||
Dao xoay |
Vấu xoay |
Dẫn hướng bi cách điện |
Búa |
Cơ cấu tháo lắp cầu chảy tự định vị |
Kẹp bắt ren |
Kìm điều chỉnh được |
Kìm “chết” |
Chạc cách điện điều chỉnh được |
Kìm mọi góc |
Cơ cấu giữ chốt |
||
Kiểu khuyết tật |
||||||||||||
Kích thước (4.2) |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
5.3 |
Tính tương thích (4.2) |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
5.4 |
Cơ: Xoắn (4.2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
Lớn |
|
|
5.6 |
Cơ: Uốn (4.2) |
|
|
|
|
|
|
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
5.6 |
Cơ: Kéo (4.2) |
Lớn |
Lớn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.6 |
Yêu cầu cụ thể (4.2) |
|
|
|
|
|
|
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
5.6 |
Bảo vệ cơ (4.3) |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
5.2 |
Bảo vệ chống ăn mòn (4.4) |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
5.2 |
Ghi nhãn: các hạng mục (4.5) |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
5.2 |
Ghi nhãn: độ bền (4.5) |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
5.5 |
Hướng dẫn sử dụng (4.6) |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
5.7.2 |
Bảng D.1 (kết thúc)
Yêu cầu |
Kiểu cơ cấu |
Thử nghiệm |
||||||||||
Đầu chìa vặn uốn được |
Cơ cấu giữ ampemét |
Cơ cấu đặt sợi đan chống nhiều |
Ngắt xoắn ốc |
Cưa phá |
Cưa tỉa cây |
Tuốcnơvít |
Cơ cấu đánh bóng dây dẫn |
Gương |
Dưỡng đo dây dẫn |
Dưỡng đo khe hở |
||
Kiểu khuyết tật |
||||||||||||
Kích thước (4.2) |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
5.3 |
Tính tương thích (4.2) |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
5.4 |
Cơ: Xoắn (4.2) |
Lớn |
Lớn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.6 |
Cơ: Uốn (4.2) |
|
|
Lớn |
|
Lớn |
|
|
|
|
|
|
5.6 |
Cơ: Kéo (4.2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lớn |
5.6 |
Yêu cầu cụ thể (4.2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
Lớn |
Lớn |
Nghiêm |
5.6 |
Bảo vệ cơ (4.3) |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
5.2 |
Bảo vệ chống ăn mòn (4.4) |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
5.2 |
Ghi nhãn: các hạng mục (4.5) |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
5.2 |
Ghi nhãn: độ bền (4.5) |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
5.5 |
Hướng dẫn sử dụng (4.6) |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
5.7.2 |
a Trong sản xuất hàng loạt, các thử nghiệm được thực hiện bỏ qua thử nghiệm trong nước. |
Bảng D.2 – Phân loại khuyết tật và yêu cầu và thử nghiệm liên quan đối với cơ cấu sào dạng chữ U và dạng then
Yêu cầu |
Kiểu cơ cấu |
Thử nghiệm |
|||||
Bộ gá dạng chữ U |
Bộ gá dạng then có liên kết kéo |
Bộ điều chỉnh dạng móc chữ U |
Phần kéo dài của móc chữ U |
Bộ gá dạng then trục lăn |
Bộ điều chỉnh vít chữ U |
||
Kiểu khuyết tật |
|||||||
Kích thước (4.2) |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
5.3 |
Tính tương thích (4.2) |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
5.4 |
Cơ: Kéo (4.2) |
Nghiêm trọng |
Nghiêm trọng |
Nghiêm trọng |
Nghiêm trọng |
Nghiêm trọng |
Nghiêm trọng |
5.6.27a |
Bảo vệ cơ (4.3) |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
5.2 |
Bảo vệ chống ăn mòn (4.4) |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
5.2 |
Ghi nhãn: các hạng mục (4.5) |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
5.2 |
Ghi nhãn: độ bền (4.5) |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Nhỏ |
5.5 |
Hướng dẫn sử dụng (4.6) |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
Lớn |
5.7.2 |
a Trong sản xuất hàng loạt, chỉ thực hiện thử nghiệm với 1,25 FTN. |
PHỤ LỤC E
(tham khảo)
CÁC KHUYẾN CÁO TRONG VẬN HÀNH
Phụ lục này giúp người sử dụng tối thiểu có những thông tin dưới đây.
Chưa có các khuyến cáo đặc biệt trong vận hành liên quan đến các cơ cấu lắp kèm ngoại trừ đối với cơ cấu giữ gương và cơ cấu giữ ampemét. Hai cơ cấu này cần được bảo quản ở những nơi được bảo vệ để tránh làm hỏng chúng.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] IEC 60050-151:2001, International Electrotechnical Vocabulary (IEV) – Part 151: Electrical and magnetic devices (Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế (IEV) – Thiết bị điện và thiết bị từ)
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ, định nghĩa và ký hiệu
4. Yêu cầu
5. Các thử nghiệm
5.1. Yêu cầu chung
5.2. Kiểm tra bằng cách xem xét
5.3. Kiểm tra kích thước
5.4. Kiểm tra tính tương thích
5.5. Độ bền ghi nhãn
5.6. Thử nghiệm cơ và các thử nghiệm cụ thể
5.7. Hướng dẫn áp dụng
6. Đánh giá sự phù hợp của các cơ cấu lắp kèm đã hoàn thành giai đoạn sản xuất
7. Sửa đổi
Phụ lục A (tham khảo) – Hệ thống gá lắp của sào cách điện – Các ví dụ
Phụ lục B (quy định) – Thích hợp để làm việc có điện; tam giác kép
Phụ lục C (quy định) – Sắp xếp các thử nghiệm điển hình theo trình tự thời gian
Phụ lục D (quy định) – Phân loại khuyết tật và các thử nghiệm liên quan
Phụ lục E (tham khảo) – Các khuyến cáo trong vận hành
Thư mục tài liệu tham khảo